Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016




 Trang Fcebook Trung Phụng Đống Đa của Đức;
https://www.facebook.com/ducngayxua?fref=ts
TRang Facebook" Ngày xưa đâu rồi của Đức":

https://www.facebook.com/minhhuy.nguyen.180?fref=ts


 Trang Facebook của Nguyễn Đình Đức đây:

https://www.facebook.com/duc.nguyendinh.988
Trang phụ trương Facebook của Đức đây:

https://www.facebook.com/fanpageongdo/?fref=ts

                        CHƯA UNG THƯ BẰNG VẪY TAY

Là thầy thuốc cứu người nhưng chính PGS Đỗ Quốc Hùng cũng bị tử thần "gõ cửa". Bằng nghị lực phi thường và trí tuệ của một bác sĩ, ông đã chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối.
LTS: Phó giáo sư, Bác sĩ cao cấp Đỗ Quốc Hùng ung thư phổi giai đoạn cuối, tưởng như không còn thuốc chữa. Nhưng thật kỳ diệu là ông không bỏ cuộc, thực hiện chế độ thuốc thang và ăn uống hợp lý, tập đạt ma dịch cân kinh (vẩy tay)...
Và nay sau 5 năm, ông vẫn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chữa bệnh cho đời. Chúng ta hãy xem câu chuyện kỳ diệu của ông được đúc kết trong bút tích 4 chữ T, để cùng mách cho những ai cần đến nó...
Bình tĩnh, coi đó là u nhọt bình thường
PGS Đỗ Quốc Hùng - Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia dù đã thôi quản lý nhưng ông vẫn miệt mài làm việc chuyên môn tại Viện Tim mạch Quốc gia. Với ông, được sống, được làm việc, chữa bệnh cứu người là thấy cuộc đời của mình trọn vẹn.
Nhớ lại quãng thời gian bị bệnh, PGS Hùng cho biết năm 2012 sau Tết, ông ho kéo dài dến 3-4 tuần không đỡ.
Vì nghĩ ho chuyển mùa, ông chủ quan uống thuốc kháng sinh nhưng hơn tháng trời tình trạng ho vẫn thế. Ông nghĩ nên xem phổi thế nào, ông tự mình đi chụp tim phổi.
Sau khi chụp, các bác sĩ phát hiện ra khối u rốn phổi và khuyên PGS Hùng đi khám chuyên khoa hô hấp. Bác sĩ Hùng đã đi kiểm tra các xét nghiệm lâm sàng tất cả đều dương tính hết.
Lúc này, cả gia đình và bản thân ông đều có suy nghĩ ra nước ngoài điều trị hay ở Việt Nam. Đây là một quyết định rất khó khăn.
“Tôi nghĩ tôi cứ làm ở Việt Nam vì ở đây có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp hỗ trợ mình” – PGS Hùng nhớ. Ông đã quyết định ở Việt Nam chữa bệnh.
Lúc biết mình bị ung thư, PGS Đỗ Quốc Hùng không thấy lo lắng mà rất bình tĩnh. Nhưng người thân của ông thì khó có thể bình tâm.
Ông bảo mọi người trong nhà: “Đời người ai cũng có thể bệnh, sinh lão bệnh tử ai tránh được. Điều quan trọng là bình tĩnh phối hợp với các đồng nghiệp để chữa bệnh cho mình, lo lắng chẳng có ích gì”.
Có lẽ với nền móng tinh thần ấy ngay từ đầu nên quá trình điều trị ung thư của PGS Đỗ Quốc Hùng đã thành công hơn mong đợi của cả đồng nghiệp đang chữa bệnh cho ông.

PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Ảnh: Lệ Nam)
Giáo sư Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi tiếp nhận hồ sờ bệnh án của PGS Hùng bệnh ở giai đoạn muộn, ung thư phối tế bào nhỏ di căn từ trên xuống dưới từ xương.
Bất cứ bác sĩ nào vấp phải cũng rất lo nếu quyết định của mình không đúng thì điều gì sẽ xảy ra. Từ tháng 5/2012, bác sĩ Hùng bắt đầu được đưa vào điều trị hóa chất. Phác đồ điều trị đích được tính toán kỹ lưỡng, có tham khảo của đồng nghiệp ở Mỹ.
Tuy nhiên, sau hai đợt điều trị hóa chất, bệnh đã được đẩy lùi, các khối u trong phổi biến mất, sức khỏe của ông lại trở lại bình thường.
PGS Đỗ Quốc Hùng trong một buổi được các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai điều trị chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Ảnh: VTV.
2 năm sau bệnh lại tái phát, các tế bào di căn vào xương di căn vào não. PGS Hùng lại điều trị cùng với các kỹ thuật tiến tiến nhất của y học cùng với gia đình sau 7, 8 tháng các tổn thương đã hoàn toàn biến mất trên chụp CT.
Điều này thực sự là một tin vui không chỉ với PGS Hùng mà với cả những đồng nghiệp của ông ở Bệnh viện Bạch Mai.
PGS Đỗ Quốc Hùng cho biết để chiến đấu với bệnh ung thư, đến nay ông đã đúc kết được lại kinh nghiệm cho mình đó là 4 chữ T: Tâm lý, Thuốc, Thức ăn và Thể dục thể thao.
PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
GS.TS MAI TRỌNG KHOA
GS.TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai gọi PGS Đỗ Quốc Hùng là một "bệnh nhân đặc biệt" bởi ý chí chiến đấu với ung thư, khả năng tự điều trị kỳ diệu, và cả những việc làm thiện nguyện từ tấm lòng nhân ái của ông.
Sau đây là bí quyết 4 chữ T của PGS Đỗ Quốc Hùng
4 chữ T kỳ diệu giúp PGS Đỗ Quốc Hùng chiến đấu với bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam)
Chữ T thứ nhất là tâm lý. PGS Hùng kể tâm lý là 50% điều kiện để ông có thể vượt qua bệnh tật. Điều đầu tiên là bình tĩnh, tin vào đồng nghiệp cùng đồng nghiệp chiến đấu bệnh tật.
Ngoài ra, PGS Hùng cho biết ông không bao giờ nghĩ đến đó là ung thư mà chỉ coi đó là một khối u lành bình thường.
Để quên đi bệnh ung thư, có lúc ông cực đoan đến mức không cho ai đến thăm mình. Ông bảo “người đến thăm rất quý nhưng hầu như ai cũng thế đến thăm là hỏi han bệnh tật thậm chí có người còn thương xót như thế khiến ông nghĩ đến bệnh nhiều hơn”.
Để tâm lý thoải mái, PGS Hùng đã tìm đến phật pháp. Ông bảo mình tụng kinh thậm chí đọc thuộc cả quyển kinh, nghe các sư thầy giảng về phật pháp trên mạng. Lúc ấy, tâm lý của ông thoải mái không nghĩ gì về căn bệnh của mình.
Chữ T thứ hai đó là thuốc. PGS Hùng kể thuốc cực kỳ quan trọng và ông dung cả tây y và đông y. Ông tuân thủ phác đồ điều trị của Tây y. Hoá chất, xạ trị, nhắm đích đều tiêu diệt ung thư nhanh gọn nhưng khiến con người ta suy kiệt vì tác dụng phụ.
Những lúc đó, PGS Hùng sử dụng kết hợp đông y như nấm ngọc linh ngâm mật ong, tam thất uống với mật ong… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó mà ông ăn khoẻ, ngủ được và đủ sức để chiến đấu với bệnh tật.
Chữ T thứ ba đó là thức ăn: Ông ăn rất nhiều rau và hoa quả đặc biệt các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt.
Hoa quả thì ăn rất nhiều mãng cầu xiêm, quả bơ, cam, chanh. PGS Hùng cười “tôi ăn quả mãng cầu xiêm nhiều lắm. Tôi ăn nguyên hoặc xay sinh tố, ăn cùng với bơ…”.
Thịt: ông chỉ sử dụng thịt gia cầm, thịt có màu trắng, không ăn thịt có màu đỏ. Và quan trọng nhất, PGS Hùng nhấn mạnh đó là nguồn gốc của sản phẩm phải rõ ràng.
Chữ T thứ 4 đó là thể dục thể thao: PGS Hùng cho biết ông tập thể dục từ khi còn điều trị hoá chất, nhưng đặc biệt là bài tập Đạt ma Dịch cân kinh có tên phất thủ liệu pháp, một phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách vẩy tay đơn giản, dễ nhớ.
Ông nhấn mạnh muốn phát huy hiệu quả bài tập này phải vẩy tay thật đúng cách và phải bền bỉ, đều đặn, khi tập phải để cơ thể và tâm trí thật sự thoải mái...
NGUYÊN TRƯỞNG PHÒNG C7, VIỆN TIM MẠCH
PGS ĐỖ QUỐC HÙNG
"Cuộc đời rất là tươi đẹp, rất là đáng sống, đừng bao giờ nghĩ cuộc đời là đau khổ, tuyệt vọng, không lối thoát. Người bệnh nếu có tinh thần tốt, phải nói là họ đã chiến thắng được 50% rồi".
Thông tin tham khảo về phương pháp vẩy tay Dịch cân kinh
Như đã nêu trên, liệu pháp điều trị của PGS Đỗ Quốc Hùng là sự kết hợp 4 chữ T, thiếu một thứ chưa chắc đã thành công.
Riêng về "chữ T thứ 4", đây là một liệu pháp mà sự áp dụng trong thực tế cũng như nhận định của nhiều chuyên gia đã cho thấy tác dụng kỳ diệu của nó.
Chúng tôi xin trích đăng lại thông tin cơ bản về phương pháp này để bạn đọc tiện theo dõi.













Ảnh hướng dẫn bài tập vẩy tay dịch cân kinh. Nguồn: Internet.
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra.
Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập.
Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy.

Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.
Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng.
Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ...
* Nguồn: Sức khỏe Đời sống/VnExpress