Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Chuyện Thật Xảy Ra ở Trung Quốc


  Chuyện Thật Xảy Ra ở Trung Quốc

            Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.  Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô  tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô  tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

 
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

 
Một giờ sau, ba tên du côn và cô  tài xế tơi tả trở về xe  để tiếp tục lên đường…

 
“ Này ông kia, ông xuống xe đi ! ” cô  tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.

 
Người đàn ông sững sờ, nói:
“ Cô làm sao thế ? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à ? ”

 
“Ông đã  cứu tôi ? ”
Cô  vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.

 
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ.
 
 
Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”

 
Cô  gái nhăn mặt nói: “Nếu  ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

 
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“ Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa !”

 
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

 
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ !”

 
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.

 
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.

 
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.

 
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô  tài xế :
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả ?”

 
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
 
 
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
 
 
Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên  báo  đã khóc.  !

 
-----------------------------------------
Lời của một người nhận xét

Một câu chuyện thật xót xa ...
   
Cô gái lái xe đã hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!

-------------------------------------------------------

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Báo Mỹ nói giao thông VN: “Mày phải nhìn tao đi chứ”


Giao thông Việt Nam trên ảnh của Reuters
“Mày phải nhìn tao đi chứ” – Đó là nhận xét của trang tin Huffington Post (Mỹ) về văn hóa giao thông ở Việt Nam.
Trang tin Huffington Post của Mỹ hình tượng hóa giao thông Việt Nam như một đàn cá lớn tràn vào lòng đường, nhảy một vũ điệu hỗn độn. Vũ điệu này lặp lại từng phút trên đường phố, khiến nơi đây trở thành chốn nguy hiểm nhất trên đất nước.
Huffington Post đề cập thêm: Những vấn đề về giao thông Việt Nam tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đầy đủ. Đường hẹp, giao thông đông đúc dẫn tới tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm. Xe máy thi nhau xả khói, bóp còi inh ỏi, tràn lên cả vỉa hè. Người lái xe không quan sát khi lao ra đường hoặc rẽ, quay đầu ở các điểm giao cắt.
Cũng theo Huffington Post, người đi bộ trên đường phố Việt Nam giống như đang tham gia chơi phiên bản thực tế của game Frogger (Đưa ếch qua đường). Trong game này, người chơi phải điều khiển cho ếch của mình vượt qua chuỗi các phương tiện giao thông dày đặc. Tương tự như vậy, người đi bộ qua đường ở Việt Nam hết phải tránh xe bus chèn ép, xe máy chen chúc lại tới tránh xe thồ, bán hàng rong.
Trong khi đó, trang CBSnews của Mỹ ví giao thông Việt Nam như “địa ngục”, tham gia giao thông ở Việt Nam như dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mà kết thúc không biết sống chết thế nào.
Trang này còn viết khi tham gia giao thông Việt Nam, muốn sống sót trở về, cần trang bị còi to, phanh chuẩn và phải gặp cực nhiều may mắn.
CBS mô tả lại tình trạng giao thông ở Việt Nam: rất ít người dừng lại trước đèn đỏ, hồn nhiên ngoặt sang đường, không cần để ý tới phương tiện đang di chuyển phía sau mình. Khoảng cách giữa các phương tiện giao thông chỉ là gang tấc. Nhiều xe không gắn gương vì sợ sẽ hấp dẫn bọn trộm.
Hãng tin BBC của Anh từng ví giao thông Việt Nam nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Số lượng người tham gia giao thông tử vong mỗi năm không khác gì cảnh có một dịch bệnh nghiêm trọng tràn qua đất nước.
Thu Thương (Tổng hợp)
Theo bee.net

                                                                                  

Thanh niên lái xe bằng chân bị phạt 12 triệu đồng

Sau một tuần xác minh, công an Hà Nội xác định được thanh niên lái xe bằng chân, tay nhắn tin điện thoại là Nguyễn Đình Chung (22 tuổi). Xe máy thanh niên này đi thuộc sở hữu của một phụ nữ bị mất trộm năm 2010.
  Ảnh: 'Quái xế' lái xe bằng chân bị cảnh sát truy tìm / Lái xe máy bằng chân, tay nhắn tin điện thoại.

 

                                                         



Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net, trung tá Hoàng Văn Đạo, Đội trưởng Đội CSGT số 11 (Công an Hà Nội) cho biết, thanh niên này là Nguyễn Đình Chung (22 tuổi, ở xã An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội).
"Ban đầu Chung quanh co không thừa nhận vi phạm nhưng sau khi chúng tôi cho xem lại hình ảnh đăng trên mạng thì anh này đã nhận lỗi", ông Đạo nói và cho hay, "quái xế" này vi phạm lỗi lái xe bằng chân, điều khiển xe buông cả hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đi trên đường cao tốc, tổng mức phạt là hơn 12 triệu đồng.
Theo ông Đạo, ngoài xử phạt những lỗi vi phạm trên theo nghị định 34, đội đang phối hợp với cơ quan điều tra xác minh nguồn gốc chiếc xe Chung đi để có biện pháp xử lý cụ thể. Anh này không xuất trình được giấy phép đăng ký xe và chiếc xe này lại thuộc sở hữu của một phụ nữ bị mất trộm năm 2010.
Trước đó, ngày 15/8, VnExpress.net đăng tải hình ảnh nam thanh niên lái xe bằng chân, tay nhắn tin và chạy trên đường gom Đại Lộ Thăng Long (Hà Nội).
Phương Sơn
     

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

"Tôi sẽ dập dịch TCM trong 7 ngày, nếu..."


Thứ Sáu, ngày 18/11/2011, 09:09
(Tin tuc) - "Nếu Chủ tịch nước, Thủ tướng đồng ý, tôi sẽ làm cho tất cả các cháu bị tay-chân-miệng (TCM) hết ngứa chỉ trong một ngày và khỏi trong vòng 7 ngày, với một điều kiện..."
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Sau nhiều lần hẹn, “Ông già Ozon” Nguyễn Văn Khải cũng đồng ý nói những băn khoăn, lo lắng của ông về dịch TCM.

“Tôi chủ định chờ đúng 1 tuần tính từ ngày bị "đuổi khéo" khỏi BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận để có thêm thời gian nghĩ về những gì người ta đã làm và những gì tôi đã làm. Một tuần qua, tôi vẫn trả lời những gia đình có con bị bệnh TCM, rất nhiều người đến tận nhà tôi xin Anolyt, nói thật là không còn thời gian cho riêng mình nữa, nhiều hôm phải đến tận 1 giờ chiều mới nấu cơm ăn được… mệt nhưng vui vì mình đã già rồi mà vẫn còn có ích với xã hội", TS Khải chia sẻ.

Lời hứa dập dịch trên cả nước trong 1 tuần

Trong 3 tháng qua, số ca mắc bệnh TCM trên cả nước đã tăng từ hơn 33 nghìn lên hơn 87 nghìn (147 người chết) và những con số này dường như chưa dừng lại. Khi cập nhật những thông tin này, TS.Khải tỏ ra rất lo lắng: “Da của các cháu rất mỏng, sức đề kháng còn yếu cho nên chúng là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Tỷ lệ các cháu bị càng nhiều thì mức độ lây lan càng lớn, tôi cho rằng công tác làm sạch môi trường, phòng bệnh trong thời gian qua quá kém.

Tôi không phải là bác sĩ, nhưng kiến thức mà tôi đã được học và tự nghiên cứu nhiều năm nay nói không hề ngoa là cũng hơn khối người có bằng cấp trong ngành y, nếu chỉ nói riêng ở chuyện dập dịch TCM. Tôi nhắc lại lần nữa là tôi không nói phương pháp mà mình đã công bố là duy nhất. Tôi cũng không chê các phương pháp khác, nhưng rõ ràng Anolyt đã cho thấy hiệu quả.

Tôi cũng không hiểu vì sao mà người ta lại dùng những lời lẽ nặng nề để xúc phạm tôi như vậy, trong khi tôi nói ra điều đó là để cứu các cháu nhỏ. Tôi cảm thấy mình không đáng bị đối xử như vậy, nhưng tôi không vì tự ái cá nhân mà vì tính mạng của các cháu nhỏ, đó là lý do tôi quyết định công bố thông tin về tác dụng của Anolyt”.
"Tôi sẽ dập dịch TCM trong 7 ngày, nếu...", Tin tức trong ngày, benh tay chan mieng, dich tay chan mieng, tien si khai, ong gia ozon, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
TS.Khải: Tôi chỉ cần 1 tuần để dập dịch TCM trên cả nước
Sau hơn 1 tháng kể từ khi “Ông già Ozon” Nguyễn Văn Khải công bố phương pháp sử dụng Anolyt để phòng và điều trị bệnh TCM, Bộ Y tế cũng đã vào cuộc và giao cho Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu và báo cáo Bộ trong thời gian sớm nhất.
Có nhiều người cứ gọi đó là nước muối, thậm chí có vị Tiến sĩ lại còn nói rằng công nghệ ấy tạo ra Javen… đọc những thông tin như vậy tôi thấy thật buồn cười, vì nó vớ vẩn hết sức, chẳng mấy ai gọi đúng tên của dung dịch là Anolyt.

Các cụ ta bảo rằng, không biết thì dựa cột mà nghe, đằng này không biết cũng lên báo nói năng nhảm nhí. Nhưng dù họ có nói gì đi chăng nữa thì hàng trăm gia đình đã sử dụng Anolyt cho con mình cũng đã biết rõ tác dụng rồi.

Dư luận sẽ chẳng ủng hộ tôi thế này đâu nếu Anolyt không phát huy tác dụng”.
TS.Khải dù biết thông tin này, nhưng ông lại băn khoăn: “Tại sao chúng ta không ứng dụng Anolyt vào đời sống khi mà nó vô hại (bản chất là muối và nước), trong khi dùng Cloramin B vẫn để lại dư lượng độc hại? Đó là còn chưa kể, giá thành sản xuất Anolyt chỉ khoảng 200 đồng/lít trong khi Cloramin B thì đắt hơn tới 30 lần. Nếu ứng dụng này được đưa vào cuộc sống, Nhà nước sẽ tiết kiệm được kinh phí, người dân cũng được sử dụng một sản phẩm hiệu quả, an toàn và chi phí cực rẻ… điều đó lại càng cần thiết với điều kiện kinh tế của nước ta còn rất nhiều khó khăn.

Tôi nói những điều này để thấy rằng một sự vô lý khủng khiếp như vậy vẫn tồn tại thì tôi cũng chẳng kỳ vọng vào cái chuyện giao cho Viện Pasteur nghiên cứu, trong khi họ không hề gọi cho tôi dù chỉ một lần”.

“Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý, tôi sẽ làm cho tất cả các cháu bị bệnh TCM hết ngứa chỉ trong một ngày và khỏi trong vòng 7 ngày, với một điều kiện kèm theo là phải huy động được tất cả các máy tạo ra Anolyt đang có trên lãnh thổ Việt Nam. Tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu ngăn chặn dịch TCM. Tôi là một công dân Việt Nam và thấy rằng mình có trách nhiệm làm cái việc đáng phải làm. Tôi sẽ ân hận suốt phần đời còn lại nếu không nói ra sự thật này”.

Anolyt diệt được EV71?

Theo TS Khải, Anolyt trước kia khác bây giờ, công nghệ đã phát triển hơn, không còn dừng lại ở mức ban đầu nữa. Vì vậy không không phải cứ cho muối và nước vào máy là tạo ra Anolyt như cách tôi đã làm, muốn làm được như tôi thì phải có thời gian chịu khó nghiên cứu và học hỏi nhiều. “Họ có thể tạo ra Anolyt, nhưng hiệu quả hay không lại là chuyện khác. Khi bạn nấu ăn, bạn cho gia vị trước hay sau khi thức ăn sôi cũng cho chất lượng món ăn khác nhau đấy”, TS Khải so sánh.

Khi PV lược lại những thông tin trái chiều của một số bác sĩ, TS.Khải nói ngay: “Mấy ngày trước, có bác sĩ bảo Anolyt chẳng có gì lạ, nó có tác dụng sát khuẩn và có khả năng ngăn chặn dịch TCM. Vậy tôi xin hỏi là bình thường thì tại sao không công bố cho toàn dân sử dụng để phòng ngừa bệnh TCM, mà lại nói là đa số tự khỏi? Cho tới bây giờ đã có hàng nghìn người dân sử dụng thì người ta lại nói là cái này không mới, thật hết sức nhảm nhí.

Trong tay tôi có tất cả các tài liệu, các luận chứng khoa học về Anolyt mà các nước tiên tiến đã áp dụng. Tôi tin rằng, ở Việt Nam không phải mình tôi biết về Anolyt, nhưng họ có thực sự hiểu về dung dịch này hay không thì tôi không dám chắc, bởi vì biết là một chuyện nhưng thực sự hiểu lại là chuyện khác”.
"Tôi sẽ dập dịch TCM trong 7 ngày, nếu...", Tin tức trong ngày, benh tay chan mieng, dich tay chan mieng, tien si khai, ong gia ozon, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Người dân tới nhà TS.Khải xin Anolyt
Đối với bệnh TCM, các chuyên gia y tế đã nhấn mạnh rằng virus EV71 rất nguy hiểm, nó có thể gây biến chứng. TS.Khải bật mí: “Người ta nói rằng, Anolyt chỉ có tác dụng sát khuẩn là sai. Tôi đảm bảo là nó diệt được nhiều loại virus (kể cả EV71). Tôi có những tài liệu chứng minh tác dụng của Anolyt với EV71, nhưng cứ chờ xem Viện Pasteur công bố cái gì, sau đó tôi mới công bố những tài liệu của mình.

Điều tôi quan tâm lúc này là nếu các cháu được sử dụng Anolyt ngay từ khi phát hiện các nốt này trên người thì sẽ không còn ngứa, không bị lở loét, không bị bội nhiễm, như vậy cũng sẽ ngăn chặn được biến chứng.

Khi các cháu nhỏ bị biến chứng thì quá trình điều trị vô cùng phức tạp, mà chi phí điều trị cũng sẽ vô cùng tốn kém. Liệu rằng có bao nhiêu gia đình có đủ tiền chạy chữa cho con mình? Liệu rằng chạy chữa có hiệu quả không? Tôi chắc chắn là chẳng bác sĩ nào dám khẳng định điều đó, vì cái chết của 147 đứa trẻ đã nói thay cho họ.

Theo Ngọc Quang (Giáo dục Việt Nam

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Tình bạn

 



                                       Ai cũng cần có tình bạn

          

 

 

 

 

Những bóng hồng trong thơ nhạc : Tiếng cười và nỗi đau trong Quê hương


Vợ chồng nhà thơ Giang Nam - Ảnh: nhân vật cung cấp
Bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam từng được đưa vào sách giáo khoa và bao thế hệ học trò đã thuộc lòng từng câu, từng chữ...
Ở đó, người đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi những tiếng cười khúc khích thật hồn nhiên để rồi bỗng thấy hụt hẫng khi nghe tin dữ...
Ở phần mở đầu bài thơ: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/“Ai bảo chăn trâu là khổ?”/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao..., có lẽ lúc hoài niệm về thời thơ ấu, trong ký ức của tác giả đã hiện lên thấp thoáng những câu hát của... Phạm Duy: Ai bảo chăn trâu là khổ?Chăn trâu sướng lắm chứ!Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao... (Em bé quê). Bởi nếu không thì tác giả đã không để câu Ai bảo chăn trâu là khổ trong ngoặc kép. Tuy nhiên, dẫu có như vậy thì câu này cũng liền mạch với một tứ thơ hết sức trong trẻo, hồn nhiên: ... Những ngày trốn học/Đuổi bướm cầu ao/Mẹ bắt được/Chưa đánh roi nào đã khóc!/Có cô bé nhà bên/Nhìn tôi cười khúc khích... Một điều chắc chắn rằng, sở dĩ bài thơ có sức hấp dẫn người đọc là bởi tuy tác giả sử dụng những câu chữ mộc mạc nhưng lại khéo dụng công ở những lần “cô bé nhà bên cười khúc khích”, tạo nên một ấn tượng khó quên...
Giọng thơ: Hồng Vân
“Cô bé” ấy là ai?
“Cô bé” ấy tên thật là Phạm Thị Triều, sinh ra trong một gia đình có nghề làm mắm gia truyền ở Vĩnh Trường (Nha Trang). Nghề làm mắm cũng là để đóng góp kinh tài cho cách mạng. Cô bé Triều mới “trổ mã” đã theo chị gái lên căn cứ Đồng Bò. Gia đình thấy Triều còn nhỏ quá, cho người nhắn về nhưng cô nhất quyết không về. Khi mặt trận Nha Trang vỡ, Triều được điều về làm ở khối Dân chính của Tỉnh ủy Phú Khánh, đóng ở Đá Bàn. Chính nơi đây, cô đã gặp chàng trai sau này trở thành nhà thơ Giang Nam...
Còn anh chàng Nguyễn Sung (tên thật của Giang Nam), mới 16 tuổi đã bỏ học giữa chừng vì nhà trường đóng cửa do thời cuộc (Nhật đảo chính Pháp tháng 8.1945). Cậu theo anh trai là nhà cách mạng Nguyễn Lưu tham gia Việt Minh ở mặt trận Phú Khánh. Khoảng đầu năm 1954, Nguyễn Sung được điều về căn cứ Đá Bàn và anh bộ đội trẻ đã “ngẩn ngơ” trong lần đầu gặp Phạm Thị Triều.
Ít lâu sau anh biết thêm rằng không phải chỉ mình anh mà cả đám lính trẻ cũng thường tìm cớ này, cớ nọ để tạt vào cơ quan chỉ để... nhìn cô Triều một cái. “Bạo phổi” lắm thì cũng chỉ nói vu vơ một câu rồi... biến! Chuyện yêu đương, trai gái trong cùng tổ chức hồi ấy hầu như bị cấm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, là một anh lính có “chút thơ văn” nên Nguyễn Sung vẫn nghĩ được cách tiếp cận người đẹp. Trước tiên, anh vận dụng khả năng thơ văn của mình để được giao nhiệm vụ chạy công văn. Và thế là mỗi lần đưa công văn đến cơ quan, anh lại kèm theo một lá thư (viết sẵn) cho nàng mà không nói năng, hỏi han gì thêm vì sợ lộ. Phải hơn một tuần sau lá thư thứ hai, anh mới “sướng rêm người” khi được nàng “ừ” (trong bức thư hồi âm)...
Yêu nhau “kín đáo” như thế mà vẫn không giấu được ai, may mà cả anh lẫn chị đều được anh em thương mến nên trước ngày anh ra Bình Định tham gia Đoàn Sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Genève, cơ quan đã tổ chức đám cưới cho họ. Sống với nhau được hai đêm thì anh lên đường, còn chị trở lại Nha Trang... Từ buổi đó, đôi vợ chồng trẻ phải luôn chịu cảnh xa cách, gian truân...
Sau Hiệp định Genève (tháng 7.1954), Nguyễn Sung vào hoạt động trong lòng địch, trong vai trò công nhân ở một xưởng cưa và âm thầm viết cho tờ Gió mới - là tờ báo hợp pháp ở Nha Trang. Tuy hoạt động cùng địa bàn nhưng đôi vợ chồng son vẫn không thể gặp nhau vì khác tuyến, phải tuân giữ kỷ luật khắt khe để không bị lộ... Mãi đến năm 1958, tổ chức chuyển vùng công tác cho họ vào Biên Hòa thì họ mới thật sự có những ngày hạnh phúc bên nhau, dù khoảng thời gian này cũng rất ngắn ngủi. Họ thuê một căn nhà nhỏ trong xóm lao động nghèo. Ông làm mướn cho một nhà thầu khoán, còn bà buôn bán lặt vặt...
Một thời gian sau, tổ chức lại rút ông về lại Khánh Hòa, bà Triều ở lại một mình nuôi con. Mỗi đêm, nghe con gái khóc ngằn ngặt vì nhớ cha, bà Triều phải lấy chiếc áo cũ của chồng đắp lên người con để “có hơi của ông ấy cho nó nín khóc”. Sau này, ông đã mượn lời vợ, và mượn luôn sự cố khóc đêm của con để bày tỏ nỗi nhớ thương: Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ/Nó khóc làm em cũng khóc theo/Anh gởi về em manh áo cũ/Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều... (Lá thư thành phố).
Quê hương ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trong hồi ký Sống và viết ở chiến trường, Giang Nam đã kể lại như sau: “Bài thơ Quê hương ra đời năm 1960, dưới chân núi Hòn Dù, cách TP.Nha Trang hơn 40 cây số về phía tây. Lúc ấy, tôi đang là Phó ban Tuyên huấn của Tỉnh ủy Khánh Hòa. Chiều hôm ấy, anh Phó bí thư Tỉnh ủy đã gọi tôi lên chỗ anh ở (một căn chòi nhỏ giữa rừng). Anh ân cần hỏi thăm tôi về tình hình công tác, sức khỏe... Tôi linh cảm thấy có điều gì không bình thường. Quả nhiên sau đó, anh nói thật: Tin của cơ sở trong thành vừa báo cho biết vợ và con gái tôi bị địch bắt trước đó hơn một năm đã bị chúng thủ tiêu... Tôi bàng hoàng, trời đất như sập xuống đầu mình... Trong nỗi đau đớn tột cùng, tôi ngồi trong căn chòi nhỏ, trước mắt là ngọn đèn dầu lù mù được che kín ba mặt, tôi đã viết một mạch xong bài thơ, không xóa sửa chút nào... Không phải tôi làm thơ mà là ghi lại những ký ức, những hình ảnh đã trở thành máu thịt trong tôi. Từng đoạn nước mắt tôi trào ra, nhất là ở hai câu cuối của bài: Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của em tôi”.
Bài thơ được ký tên Giang Nam, bởi dạo còn đi học ông rất thích những câu thơ của Hồ Dzếnh: Tô Châu lớp lớp phủ kiều/Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam... Sau đó, ông gửi bài thơ theo đường giao liên cho Báo Thống Nhất (Hà Nội), vì chỉ có tờ báo này được chuyển vào chiến trường phía Nam. Khoảng tháng 8.1961, trên đường công tác qua huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), qua chiếc radio, ông nghe Đài phát thanh Việt Nam đọc bài thơ Quê hương và thông báo bài thơ này đoạt giải nhì của Báo Văn nghệ. Trong giây phút vui mừng đó, hình ảnh thân yêu của vợ con ông lại ùa về, ông bật khóc...
Đinh ninh là vợ con mình đã chết, Giang Nam lao vào công tác, nhất là trên mặt trận văn hóa. Bỗng giữa năm 1962, vợ con ông được thả về vì địch không tìm được chứng cứ. Sum họp chưa được bao lâu, vợ ông lại bị bắt lần thứ hai (1968), đứa con gái cứ bám riết lấy mẹ nên cũng... bị tù. Mãi đến năm 1973 họ mới được trả tự do...
Hiện nay, đôi “bách niên - đồng chí” đều đã qua ngưỡng tuổi 80, họ vẫn hạnh phúc bên nhau trong căn nhà số 46 đường Yersin (TP.Nha Trang).
Hà Đình Nguyên

Phổ nhạc: Võ Tá Hân

Tiểu Sử Ca Sĩ : Trần Thái Hoà ( Nguyễn Đình Đức tải nhạc)

Đêm Đông

    Sự xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm là một yếu tố quan trọng cho một tiếng hát. Hơn nữa, tiếng hát đó đã đạt được những điều kiện đòi hỏi nơi một người ca sĩ nhà nghề thì sự xuất hiện đó lại càng gây được nhiều chú ý tại những chương trình nhạc thính phòng đang được nhiều người ưa thích. Trần Thái Hòa không những đã gây đuợc nhiều chú ý với một giọng hát có khả năng rung động tâm hồn nguời nghe với một kỹ thuật vững vàng, mà còn gây được nhiều ngạc nhiên khi nguời ta biết được số tuổi của anh. Sự cách biệt giữa một số tuổi còn thấp và một phong cách trình diễn có chiều cao đã tạo nên một ðiểm ðặc biệt cho Trần Thái Hòa, một nam ca sĩ đang được nhắc nhở nhiều hiện nay, đặc biệt với những chương trình nhạc thích phòng.
    Trần THái Hòa sinh ngày 28 tháng 1 năm 1973 tại Ban Mê Thuột, là con thứ ba trong một gia đình có 4 nguời con. Song thân anh là nguời Huế, vào Ban Mê Thuột sinh sống từ năm 1969. Ðến năm 1982 thân phụ anh và nguời anh cả xuống Sài Gòn, để qua năm 1983, hai người rời Việt Nam. Cho đến cuối năm 1993, những nguời còn lại trong gia đình – trong số đó có Trần Thái Hòa – đuợc bảo lãnh sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ và cư ngụ tại miền nam California cho đến nay. Những năm đầu tiên ở Mỹ, Trần Thái Hòa theo học tại Santa Ana College cùng một lúc đi làm một số công việc vặt ðể giúp đỡ gia đình. Sau đó anh đuợc học bổng để theo học trường đại học San Diego về ngành "computer science" và sẽ tốt nghiệp trong khoảng hai năm tới.


    Thân phụ Trần Thái Hòa là một người biết nhạc nên đã chỉ dẫn cho anh một số căn bản để khi qua tới Mỹ, anh tiếp tục học hỏi thêm nơi một số giáo sư người Hoa Kỳ tại trường học và được cấp học bổng để theo ngành âm nhạc trong suốt 3 năm, từ 1997 đến 1999. Khi còn ở Việt Nam, vào năm 1989 Trần Thái Hòa từng chiếm giải nhất trong cuộc thi "Tiếng Hát Học Trò" của trường trung học Ban Mê Thuột với nhạc phẩm "Ngậm Ngùi". Tuy luôn khuyến khích con trên con đuờng nghệ thuật, nhưng bố mẹ anh chỉ muốn anh coi đó như một sở thích để tiếp tục con đường học vấn trong ngành y khoa sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông như ông bà mong mỏi.
    Ra đến hải ngoại, Trần Thái Hòa cũng đã tham gia vào những chương trình văn nghệ từ thiện và từng đi hát tại một số quán cà phê nhạc ở miền nam California hoặc trình diễn giúp vui tại các vũ trường. Với những nhạc phẩm tình cảm giá trị anh đã được bố mẹ cho nghe từ khi mới lên 7, lên 8 qua những tiếng hát tên tuổi như Mai Hương, Khánh Ly, Lệ Thu là những giọng ca anh rất ưa thích, Trần Thái Hòa đã nhận đuợc nhiều khuyến khích nơi người nghe. Tuy ý nghĩa của những nhạc phẩm đó, một cậu bé chưa hiểu đuợc, nhưng Trần Thái Hòa cho biết âm nhạc đã thấm vào tâm hồn anh từ khi còn rất trẻ. Với một số căn bản về nhạc lý cùng với một niềm đam mê mạnh mẽ, một thời gian sau Trần Thái Hòa đã có cơ hội phô diễn được khả năng của mình một cách già dặn, già dặn hơn nhiều đối với số tuổi của anh mà đa số những nguời khác cùng lứa tuổi đều hướng về loại nhạc tình cảm trẻ trung thích hợp với giới thiếu niên.
    Qua đến năm 1999, Trần Thái Hòa chính thức xuất hiện trong một chương trình ca nhạc đặc biệt dành cho nữ ca sĩ Lệ Thu. Anh được một nhạc sĩ dương cầm để ý và giới thiệu với trung tâm nhạc Vichiban để xuất hiện trong hai chương trình video của trung tâm này vào năm 2000 với một số ca sĩ trẻ tuổi khác trong nhóm L.A. Boys như Nguyên Khang, Nguyên Khương, Ðan Huy và Nguyễn Quốc Anh. Tuy nhiên với lần xuất hiện trên video đó, tên tuổi của Trần Thái Hòa chưa được nổi bật so với lần xuất hiện của anh trong “Ðêm Lệ Thu”. Lý do anh không có cơ hội trình bày đơn ca, hơn nữa bài bản chọn lựa không phù hợp với tiếng hát của anh. Nhưng khi đứng trên cùng một sân khấu với Tuấn Ngọc, Thái Thảo, Như Mai, Lệ Thu, vâng vâng... tiếng hát Trần Thái Hòa với nhạc phẩm "Ðâu Phải Bởi Mùa Thu" trong "Ðêm Lệ Thu" tại vũ truờng Majestic vào cuối tháng Chín năm 1999 đã tạo đuợc rất nhiều khen ngợi của khán giả.
    Khả năng của Trần Thái Hòa một lần nữa lại được thể hiện trong đêm nhạc Từ Công Phụng với chủ đề "Những Tình Khúc Cho Ngàn Sau" vào ngày 29 tháng 7 năm 2001 do một nhóm thân hữu của nhạc sĩ họ Từ tổ chức tại rạp Mexican Heritage Plaza ở San Jose. Số khán giả có đầy rạp đã vô cùng thích thú và ngạc nhiên như những người đã có dịp nghe anh hát trước đó tại chương trình nhạc Cung Tiến ở Sana Ana và tại hai chương trình cùng được tổ chức tại rạp La Mirada trong năm 2000 là chương trình nhạc Ngô Thụy Miên và một chương trình của Hội Nghệ Thuật Âm Nhạc. Hàng ngàn khán giả có mặt tại những chương trình trên đã cùng đưa ra nhận xét: Trần Thái Hòa là một tiếng hát rất thích hợp với loại nhạc thính phòng, hiện đang trở thành một phong trào nơi những người yêu nhạc.
    Những sắc thái đặc biệt nơi Trần Thái Hòa đã được trung tâm Thúy Nga để ý và trong năm 2001 đã chính thức mời anh cộng tác, khởi đầu trong những chương trình "Paris By Night" 60 và 61. Trần Thái Hòa xuất hiện lần đầu tiên trong video mang chủ đề "Thất Tình" (Paris By Night 60) với nhạc phẩm "Xin Một Ngày Mai Có Nhau", song ca với Trúc Quỳnh. Lần xuất hiện này của anh chưa gây được tiếng vang nào đáng kể. Có thể do anh chưa có cơ hội trình bày đơn ca và nhạc phẩm trình bày không thích hợp lắm với giọng hát của anh. Nhưng qua đến video "Paris By Night" 61 với chủ đề "Sân Khấu Cuộc Ðời" thì tình trạng đã hoàn toàn thay đổi với tiết mục đơn ca nhạc phẩm "Ðường Em Ði".
    Nguời nam ca sĩ trẻ tuổi, có chiều cao 1 thước 70 này cho biết rất thích thú với hồ "aquarium" nuôi cá của mình ngoài cái thú tắm biển và chơi tennis. Và, thêm một chi tiết lý thú về tính cách "già dặn" - ngoài giọng hát - nơi con người của cậu thanh niên chưa đầy 30 tuổi: khi mới được 18, 19 tuổi đã có một thời gian thích nghiên cứu về triết lý Phật Giáo. Và bây giờ khi có dịp vẫn thích thú nói chuyện về triết lý nhà Phật với những người lớn tuổi, trong khi không hề nghĩ tới chuyện lập gia đình khi chưa có sự nghiệp trong tay, mặc dù truớc đó cũng đã va chạm với những vấn đề anh gọi là "phức tạp" trong tình yêu. Ít ra nguời ta còn thấy được một điều thực tế nơi một tâm hồn lãng mạn như Trần Thái Hòa.
Source: Trường Kỳ

Những bóng hồng trong thơ nhạc : Từ “tiếng hát học trò” đến Giọng ca dĩ vãng

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Những bóng hồng trong thơ nhạc: Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Những bóng hồng trong thơ nhạc : Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”

Ca khúc: Nghìn trùng xã cách - ST: Phạm Duy - Ca sĩ: Đức Tuấn
( Nguyễn Đình Đức tải nhạc theo bài của Hà Đình Nguyên )


Cập nhật lúc 13/11/2011 08:55- TNO





Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng mình là người “nghiện yêu”, mỗi tình khúc đều liên quan đến một cuộc tình.

Đọc hồi ký của ông (4 tập), mới vỡ ra nhiều điều trong tình trường của Phạm Duy. Điều thú vị là người đưa ra lời khuyên “Muốn biết Phạm Duy yêu như thế nào, những người phụ nữ đó là ai thì nên đọc Hồi ký Phạm Duy” lại chính là ca sĩ Tuấn Ngọc (con rể của nhạc sĩ Phạm Duy). Đó là vào tối 5.10.2011 trong buổi dạ tiệc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ, được tổ chức tại tư thất của ông bà Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM để chào mừng nhạc sĩ James Durst từ Mỹ sang Việt Nam thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Đêm đó đứng trước mặt ông bố vợ chỉ cách hai bước chân, Tuấn Ngọc thủ thỉ, tâm sự, đôi khi hóm hỉnh - như khi nói về bài hát Tình kỹ nữ: “Tôi chưa có kinh nghiệm về cái thú “kỹ nữ” mà bây giờ người ta gọi là… “bia ôm”, nhưng hồi ấy, mới 25 tuổi mà Phạm Duy đã viết ra những câu như thế này “Ta ôm người đẹp trong tay, bên nhau mà lòng xa vắng. Ta nâng niu làn dư âm của khách năm xưa yêu nàng…” thì đó không phải là cái hời hợt của đám thanh niên “ăn bánh, trả tiền” nữa rồi, mà là vượt thoát ra khỏi cái tầm thường. Con nói thế đúng không bố?”. Phạm Duy chỉ cười rung mái đầu bạc trắng với những lọn tóc xoăn…

Nhạc sĩ Phạm Duy giai đoạn viết Nghìn trùng xa cách - Ảnh: Tư liệu
Lưới tình chật hẹp
Phạm Duy bước chân vào lĩnh vực ca nhạc khi ở lứa tuổi thanh niên, anh là ca sĩ chuyên hát nhạc của Văn Cao trong gánh hát Đức Huy - Charlot Miều đi lưu diễn từ Bắc chí Nam. Năm 1944, gánh hát dừng chân ở Phan Thiết, qua bài hát Buồn tàn thu của Văn Cao, chàng ca sĩ trẻ đã làm quen được với một góa phụ trẻ mang hai dòng máu Việt - Anh. Nàng tên là Hélène, sống ở đồn điền Suối Kiết (cách tỉnh lỵ không xa) với mẹ già và hai người con: Alice (gái) và Roger (trai). Giữa chàng du ca và người cô phụ trẻ đã có một cuộc tình mà theo Phạm Duy là “rất nhẹ nhàng và trong sạch”. Và rồi “người đẹp Tây lai” này cũng mau chóng biến mất trong ký ức của chàng nghệ sĩ du lãng…
Hơn mười năm sau, họ bất ngờ gặp lại nhau giữa Sài Gòn. Lúc này, đôi bên ai cũng đã có gia đình riêng. Hélène mời Phạm Duy về chơi nhà mình trên đường Trần Hưng Đạo. Phạm Duy ngỡ ngàng khi nhìn thấy Alice. Cô bé bây giờ đã là một thiếu nữ tuổi tròn trăng, giống mẹ như đúc, cặp mắt và khuôn mặt phảng phất những nét “Việt - Anh - Hoa” (cha của Alice vốn là người Hoa). Thế rồi suốt trong một năm, cứ đến cuối tuần, Phạm Duy lái xe hơi đến đón Alice đi chơi. “Chú Phạm Duy” trở thành người tri kỷ để Alice trút bầu tâm sự, những “hỉ nộ ái ố” của một cô gái mới qua tuổi dậy thì.

Những kỷ vật: lá khô và lọn tóc - Ảnh: Hà Đình Nguyên
Đặc biệt, Alice thừa hưởng của mẹ năng khiếu thi ca và âm nhạc nhưng có phần vượt trội hơn. Nàng rất thích hát những bản Tình ca, Tình hoài hương, Tình kỹ nữ, Bên cầu biên giới… của Phạm Duy, khiến cho “…Cái lưới ái tình chật hẹp tung lên vào năm 1944 mà không chụp vào đầu tôi, hơn mười năm sau vì không tránh né nên tôi chui tọt vào lưới. Một chiều mùa thu 1957, tôi tỏ tình với Alice và được nàng ban cho một cái ừ lặng lẽ”.
Mối tình cao thượng
Phạm Duy kể tiếp: “Lúc đó tôi có ngay quyết định là mối tình này cũng phải cao thượng như mối tình giữa tôi và Hélène. Đã gần mười năm vì quá mê mải soạn nhạc tình tự quê hương, tôi không soạn một bản nhạc tình nào cả. Tôi không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi lại gặp được tình yêu. Tôi không lẩn tránh, dù biết không giữ được nó suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương tình ca (1956). Vì chênh lệch tuổi tác và vì không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để lên xe hoa về nhà chồng. Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi. Mỗi cuối tuần gặp nhau, thế là quá đủ… Trong hơn 10 năm (1956-1968), nhạc tình của tôi là đều là những bài viết cho nàng (Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Cỏ hồng, Nha Trang ngày về…). Là một người rất yêu thơ, trước khi xa nhau, nàng đã viết tới 300 bài thơ để tặng tôi. Chúng tôi gặp nhau thường là để nói chuyện về thơ hay nhạc. Cũng vì nàng yêu thơ nên nếu có những bài thơ hay thì tôi phổ nhạc (Ngậm ngùi, Vần thơ sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Kiếp nào có yêu nhau...) hoặc phát triển từ dân ca (Tóc mai sợi ngắn sợi dài, Nụ tầm xuân, Bài ca sao, Đố ai...). Cũng có khi tôi phóng tác thơ nàng thành ca khúc, trong đó có “Tôi đang mơ giấc mộng dài/Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh…” - Tạ Tỵ, người viết chuyện đời tôi, cho rằng đó là bài tình ca hoan lạc nhất của đời tôi…” (trích hồi ký).
Với người viết, ca khúc Nghìn trùng xa cách là một trong những tình khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát này nhạc sĩ làm sau khi Alice từ tạ ông để đi lấy chồng sau Tết Mậu Thân (1968). Trong bài hát còn nhắc tới những kỷ vật mà nàng đã tặng ông: “Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt màu, có lũ kỷ niệm trước sau: Vài cánh xương hoa, nằm ép trong thư, rồi cũng tan như bụi mờ. Vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù…”. Người viết đã có được may mắn, chứng kiến những kỷ vật của Alice trong Nghìn trùng xa cách. Đó là những xác lá khô được ép trong tập thơ tình, là lọn tóc màu nâu “rất Tây” mà nàng đã cắt tặng nhạc sĩ trong một ngày sinh nhật của ông... Hơn 40 năm sau, những kỷ vật này không hề “tan như bụi mờ” hoặc bị “thả gió bay đi mịt mù” mà nằm trang trọng trong một hộp kính, đủ biết Phạm Duy đã nâng niu, gìn giữ những kỷ niệm với Alice như thế nào…

Hà Đình Nguyên


Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Những bóng hồng trong thơ nhạc: Chuyện người con gái hái sim


Bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan được vinh danh là “một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ XX” và lập những kỷ lục: Bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhất (7 ca khúc) và Bài thơ được mua với giá cao nhất (100 triệu đồng, thời điểm năm 2004).
Nhà thơ Hữu Loan thời thiếu niên (đầu thập niên 30 thế kỷ trước) thuộc dạng cực kỳ thông minh. Bố ông là tá điền, nhà nghèo không có điều kiện cắp sách đến trường như các bạn đồng trang lứa, Hữu Loan chỉ được cha dạy cho “chữ có, chữ không”… Vậy mà cậu đỗ đầu kỳ thi cao đẳng tiểu học, rồi rời quê nhà (làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn) để lên tỉnh lỵ Thanh Hóa vừa đi dạy kèm, vừa theo học trường Trung học Đào Duy Từ. Năm 1941, Hữu Loan ra Hà Nội thi tú tài, thi chỉ để “chứng tỏ con nhà nghèo cũng có thể đỗ đạt”. Y như rằng, trong hơn 700 thí sinh, nhưng số người đỗ chỉ “đếm trên đầu ngón tay” ấy lại có tên… Nguyễn Hữu Loan.
 
Chân dung Hữu Loan - tranh sơn dầu của Lê Quân
Dạo ấy ở Thanh Hóa có cửa hàng vải và sách báo của bà Tham Kỳ (bà này tên thật là Đái Thị Ngọc Chất, vợ của ông Thanh tra Canh nông Đông Dương Lê Đỗ Kỳ, nên gọi tắt là bà Tham Kỳ). Bà là người hiền lành, tốt bụng. Thấy “cậu tú Loan” là người hay chữ có tiếng lại thường đến cửa hàng của mình đọc sách, nên đã bàn cùng chồng mời “cậu tú” làm gia sư cho các con của mình, gồm: Lê Đỗ Khôi, Lê Đỗ Nguyên (tức trung tướng Phạm Hồng Cư sau này), Lê Đỗ An và cô con gái Lê Đỗ Thị Ninh…
Trong hồi ký, nhà thơ Hữu Loan viết: “Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước lên khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!”. Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em học, dạy viết… Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo… những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…”.
Có một buổi chiều, anh giáo trẻ đưa cô học trò nhỏ lên chơi ở ngọn đồi gần nhà. “Leo đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời… “Thầy có thích ăn sim không?”. Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ… Khi tôi tỉnh dậy, em ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy, chín mọng… “Thầy ăn đi!”. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo.
Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó, nhỏ bé và mong manh. Em đưa bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…
Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn, việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm soạn kịch bản. Tôi bàn chuyện may áo cưới thì em gạt đi, bảo là “yêu nhau cốt là ở cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả!”. Tôi cao ráo, học giỏi, làm thơ hay lại… đẹp trai nên em thường gọi đùa là “anh chồng độc đáo”. Đám cưới được tổ chức tại ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nơi gia đình ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng) - rất đơn sơ nhưng hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!
Hai tuần nghỉ phép của tôi trôi qua thật nhanh. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ em không còn là cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi rồi quay đầu nhìn lại… Nếu như chín năm trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này… đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống!
Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948. Em ra giặt quần áo ngoài sông Chuồn, vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi nên trượt chân chết đuối… Khi ấy, chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra… Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu, những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nàng có ba người anh đi bộ đội/Những em nàng/Có em chưa biết nói… Tóc nàng xanh xanh/ngắn chưa đầy búi/Em ơi giây phút cuối/không được nghe nhau nói/không được trông nhau một lần/Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím/áo nàng màu tím hoa sim…”.
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương. Viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và chuyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu tím hoa sim…”.
Sau năm 1975, nhà thơ Hữu Loan có dịp vào Sài Gòn. Một hôm đang đi trên phố ông bắt gặp một người đàn ông cụt chân ôm cây guitar cũ kỹ hát xin tiền. Lời bài hát nghe quen quá: “Những đồi hoa sim ơi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai. Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về. Rồi một chiều mưa bay, từ nơi chiến trường Đông Bắc đó, lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi…”. Hỏi, mới biết đó là bài Những đồi hoa sim mà lần đầu tiên Hữu Loan được nghe. Ông đề nghị người hành khất hát lại một lần nữa, rồi vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc”, rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ…
Hà Đình Nguyên
 
NHững Đồi Hoa sim
Ngâm thơ

Những bóng hồng trong thơ nhạc : Gợi giấc mơ xưa

Những bóng hồng trong thơ nhạc - Ngọc Lan dòng suối tơ vương