Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

29000 tiến sĩ đến 2020?


In Email
Read : 1 times
Thứ ba, 31 Tháng 1 2012 01:05
http://www.kse.org.ua/uploads/phd.jpgTrước đây, có chỉ tiêu đào tạo 20,000 tiến sĩ trong thời gian 2010-2020. Nay lại có thêm chỉ tiêu 29,000 tiến sĩ cho các đại học đến năm 2020. Giáo dục Việt Nam ta lúc nào cũng chạy theo những con số! Nhưng đằng sau những con số đó là những giả định quá lạc quan. Giả định quá lạc quan cũng có nghĩa là những chỉ tiêu đó có thể lại là một giấc mơ đầy lãng mạn.
Lượng: khó 
Ngày 17/6/2010, Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2010-2020”. Đề án này có tổng kinh phí khoảng 700 triệu USD, trong đó khoảng 10,000 tiến sĩ sẽ được đào tạo ở nước ngoài, 3000 đào tạo trong nước. Tôi đã từng phát biểu rằng chỉ tiêu này rất khó thực hiện, vì cơ sở vật chất, vì số nghiên cứu sinh, và thậm chí kinh phí còn quá thấp.
Tháng 12/2011 vừa qua, Bộ GD&ĐT trình bày kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên đại học. Theo kế hoạch này, VN sẽ đào tạo đủ 29,000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường đại học vào năm 2020. Tôi nghĩ chỉ tiêu này càng khó thực hiện.
Trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập”, tôi có trình bày thống kê cho thấy hiện nay con số giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ còn thấp. Theo số liệu 2008, trong số 38,217 giảng viên đại học ở Việt Nam, 44% có bằng cử nhân, 40% thạc sĩ, và 15% (tức 5643 người) có bằng tiến sĩ. Để có 29,000 tiến sĩ đến năm 2020, các đại học VN phải có thêm 23,000 ngàn tiến sĩ.
Hai mươi ba ngàn tiến sĩ trong vòng 8 năm. Tức là mỗi năm phải đào tạo hay tuyển mộ gần 3000 tiến sĩ! Rất hiếm có nước đang phát triển nào có thể làm một bước nhảy vọt như thế. Ngay cả Thái Lan, hiện nay cũng chỉ có 14,000 tiến sĩ trong các đại học. Nếu như theo những gì Bộ GD&ĐT tin tưởng, thì 8 năm nữa, các đại học VN sẽ có nhiều giảng viên với trình độ tiến sĩ hơn Thái Lan!

Phẩm: càng khó hơn
Những nhận xét trên là về phần lượng, còn phần phẩm lại càng có nhiều điều đáng bàn hơn. Chắc chắn một số lớn tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước. Nhưng với tình trạng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập và hạn chế hiện nay, vấn đề chất lượng là điều rất đáng quan tâm. Theo tôi, có 3 vấn đề lớn trong việc đào tạo tiến sĩ (hay nghiên cứu sinh nói chung) ở trong nước: đó là thiếu người hướng dẫn có kinh nghiệm, đề tài thiếu cái mới, thiếu chuẩn mực cho một luận án tiến sĩ. Vì những vấn đề như thế, các luận án tiến sĩ từ VN không được đánh giá cao. Trong cuốn “Việt Nam từ năm 2011” (Nxb Tri Thức 2011) Gs Trần Văn Thọ viết và tôi rất đồng ý: “Những vấn đề lớn của Việt Nam là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng này.” (Trang 286).
Đào tạo tiến sĩ một cách nghiêm chỉnh rất khó. Ngoài vấn đề ý tưởng nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, đến thầy cô đều phải rất sẵn sàng. Tôi cũng có dịp đọc nhiều đề cương và luận án tiến sĩ y khoa trong nước, và cảm nhận chung là chưa thấy một đề cương hay luận án nào thật sự xứng đáng với 8 tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Những nghiên cứu (mà thực chất là làm kiểm kê lâm sàng – clinical audit, hoặc cao hơn chút là làm thống kê đếm số) vừa đơn giản, vừa tủn mủn, và “me too”. Vậy mà những dữ liệu như thế cũng biến thành luận án tiến sĩ! Khi tôi cho vài nghiên cứu sinh xem một luận án tiến sĩ y khoa ở viện Garvan, thì ngay cả các em ấy cũng thấy luận án của họ có nhiều vấn đề.
Xin trích một nhận xét khác của anh Trần Văn Thọ: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành” (trang 287). Thật là đáng buồn cho nền học thuật nước nhà.
Nhưng tại sao cứ chạy theo chỉ tiêu? Tôi thật không hiểu nổi. Tại sao chúng ta không dần dần tạo ra một thực lực (critical mass) khoa học trước, tạo ra những điều kiện cần và đủ để đào tạo tiến sĩ, mà cứ mãi mê chạy theo những chỉ tiêu và con số? Trong khoa học, không có con đường nào để “đi tắt đón đầu” cả. Cứ nhìn sang Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, hay gần hơn là Thái Lan thì sẽ dễ thấy rằng họ phải tiêu ra một thời gian dài để có được một thực lực khoa học như ngày hôm nay. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải (2006), trong đó ông viết: “Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào.”
Câu đó vẫn còn tính thời sự, và rất đáng để chúng ta suy nghĩ về định hướng giáo dục theo chỉ tiêu và con số. Tôi vẫn nghĩ giấc mơ 29 ngàn tiến sĩ vẫn là một giấc mơ đầy lãng mạn.
NVT

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

NHAC AN DO Mann Nasha Yeh Pyar Ka Nasha Hai

http://clip.vn/watch/NHAC-AN-DO-Mann-Nasha-Yeh-Pyar-Ka-Nasha-Hai,WBYy

Tình khúc lãng mạn trong các bộ phim nổi tiếng


Âm nhạc đóng góp một phần rất quan trọng cho sự thành công của mỗi bộ phim. Nhân dịp đầu xuân mới và cũng là Lễ tình nhân, hãy cùng VnExpressnghe lại những bản tình ca ngọt ngào được trích từ 10 bộ phim rất nổi tiếng.
1. "My Heart Will Go On" (Titanic) - Celine Dion
"... Near, far, wherever you are
I believe that the heart does go on
Once more you open the door
And you're here in my heart and
My heart will go on and on..."
"... Gần, xa, dù ở bất cứ nơi đâu
Em vẫn tin rằng trái tim chúng ta cùng nhịp đập
Thêm một lần nữa anh mở cánh cửa
Và bước vào trái tim em
Trái tim em sẽ mãi luôn xao động..."
Nụ hôn huyền thoại trong bộ phim
Nụ hôn huyền thoại trong bộ phim "Titanic". Ảnh: titanicmovie.
Năm 1997, hình ảnh Jack và Rose trao nhau nụ hôn trên mũi tàu Titanic trong bộ phim cùng tên với giai điệu tuyệt vời của My Heart Will Go On từng làm thổn thức hàng triệu khán giả. Suốt hơn một thập kỷ qua, My Heart Will Go On đã trở thành bản tình ca được ưa chuộng trên khắp thế giới. Giọng ca khỏe khoắn, ngọt ngào, đầy cảm xúc của diva người Canada Celine Dion đã tạo nên cho tác phẩm bất hủ của hai nhạc sĩ James Horner - Will Jennings một sự ảnh hưởng lớn và sức sống mãnh liệt mà chưa một bản nhạc phim nào có được. (nghe ca khúc)
2. "It Must Have Been Love" (Pretty Woman) - Roxette
"... It must have been love, but it's over now
It must have been good, but I lost it some how
It must have been love, but it's over now
From the moment we touched till the end had run out..."
"... Có lẽ đó là tình yêu, nhưng giờ đã kết thúc
Có lẽ đó là điều tốt đẹp, nhưng chẳng biết vì sao em đã đánh mất nó
Có lẽ đó là tình yêu, nhưng giờ đã trôi xa
Từ khoảnh khắc anh bên em đến khi mọi thứ trở thành ký ức..."
Julia Robert trong phim
Julia Robert trong phim "Người đàn bà đẹp". Ảnh: nerve.
It Must Have Been Love là một bản nhạc pop đầy mạnh mẽ của nhóm nhạc Thụy Điển Roxette được dùng làm nhạc nền trong bộ phim tình cảm nổi tiếng Pretty Woman - tác phẩm gắn liền với tên tuổi của "người đàn bà đẹp" Julia Roberts. Tên gốc của ca khúc này là Christmas for The Broken Hearted - một đĩa đơn Giáng sinh của Roxette phát hành vào năm 1987, nhưng khi xuất hiện trong Pretty Woman, nó đã được đổi tên thành It Must Have Been Love. Lời ca mang tâm trạng cô đơn của một cô gái trẻ sau khi tình yêu tan vỡ với giai điệu đầy dữ dội đã khiến It Must Have Been Love trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Roxette. (nghe ca khúc)
3. "Endless Love" (Endless Love) - Lionel Richie và Diana Ross
"... And I, I want to share all my love with you
No one else will do
And your eyes, your eyes, your eyes
They tell me how much you care
You will always be... my endless love..."
"... Và anh, anh muốn chia sẻ tất cả tình yêu của mình với em
Không phải là ai khác
Và ánh mắt em
Đã cho anh biết tình cảm em dành cho anh
Em sẽ mãi mãi là... tình yêu bất diệt của anh..."
Tình yêu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật, là linh hồn của những bản tình ca đi cùng năm tháng. Endless Love là bản ballad ngọt ngào được trích trong bộ phim tình cảm cùng tên phát hành vào năm 1981. Mặc dù bộ phim thất bại và nhanh chóng chìm vào quên lãng, ca khúc chủ đề Endless Love của phim lại trở thành một trong những bản tình ca hay nhất mọi thời đại.
Hai giọng ca nổi tiếng thể hiện ca khúc này là Lionel Richie và Diana Ross đã chinh phục người nghe bằng sự nhẹ nhàng, ngọt ngào trong từng câu hát, từng lời ca đầy lãng mạn. Tình yêu là một thứ vô tận, một thứ vĩnh hằng mà bất kỳ chàng trai, cô gái nào cũng đều mong muốn có được trong cuộc đời này. (nghe ca khúc)
4. "Moon River" (Breakfast at Tiffany's) - Audrey Hepburn
"... Moon river, wider than a mile
I'm crossing you in style some day
Oh, dream maker, you heart breaker
Wherever you're going, I'm going your way..."
"... Dòng sông trăng, rộng mênh mông
Em đã thoáng thấy anh vào cái ngày đó
Anh, kẻ gợi nên bao giấc mơ
Anh, kẻ làm tan nát bao con tim
Mọi nơi anh đi qua cũng là nơi em đặt chân đến..."
Cảnh Audrey Hepburn hát
Cảnh Audrey Hepburn hát "Moon River" trong "Breakfast at Tiffany's". Ảnh: tinypic.
Moon River là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim kinh điển Breakfast at Tiffany's, với diễn xuất của huyền thoại màn bạc Audrey Hepburn. Bà cũng chính là người đã thể hiện ca khúc này trong phim. Trường đoạn nhân vật Holly do Audrey Hepburn thủ vai ngồi bên khung cửa sổ, tay ôm chiếc đàn guitar và ngân nga giai điệu du dương của Moon River đã trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của lịch sử điện ảnh thế giới. Giai điệu ấm áp, nhẹ nhàng với những âm điệu mượt mà và ca từ đậm chất thơ của Moon River đã làm đắm say bao người nghe trong suốt hàng thập kỷ qua. (nghe ca khúc)
5. "How Do I Live" (Con Air) - Trisha Yearwood
"... Oh, I need you in my arms, need you to hold
You're my world, my heart, my soul
If you ever leave
Baby you would take away everything good in my life..."
"... Em luôn cần anh trong vòng tay, cần anh ôm vào lòng
Anh là thế giới, là con tim và tâm hồn của em
Nếu anh ra đi
Điều đó có nghĩa anh sẽ lấy đi mọi thứ tốt đẹp nhất của cuộc đời em..."
Là một sáng tác của "nữ hoàng các bản ballad" Diane Warren dành riêng cho nữ ca sĩ LeAnn Rimes, nhưng khi trở thành nhạc nền trong bộ phim Con Air, How Do I Live lại được thể hiện qua giọng ca của diva nhạc đồng quê Trisha Yearwood.
Cả hai phiên bản của cả LeAnn Rimes lẫn Trisha Yearwood đều giành được những thành công nhất định. How Do I Live của Trisha đã được đề cử Oscar vào năm 1998 ở hạng mục "Bài hát trong phim hay nhất". Mặc dù danh hiệu này sau đó đã được trao cho My Heart Will Go On nhưng không ai có thể phủ nhận rằng How Do I Live là một bản tình ca tuyệt vời với phần lời ca vô cùng ý nghĩa về lời tâm sự của một cô gái không được ở bên người mình yêu. (nghe ca khúc)
6. "A Whole New World" (Aladdin) - Peabo Bryson và Regina Belle
"... I can show you the world
Shining, shimmering, splendid
Tell me princess, now when did 
You last let your heart decide?..."
"... Anh có thể cho em thấy cả thế giới
Dưới ánh sáng lung linh, rực rỡ, huyền ảo
Hãy nói với anh, hỡi nàng công chúa xinh đẹp
Bao giờ em sẽ để con tim mình quyết định?..."
Cảnh trong phim hoạt hình
Cảnh trong phim hoạt hình "Aladdin". Ảnh: Walt Disney.
Aladdin là bộ phim hoạt hình rất nổi tiếng của Walt Disney vào năm 1992. Khi chàng trai trẻ Aladdin dẫn nàng công chúa xinh đẹp Jasmine bước lên chiếc thảm thần để đi du lịch khắp thế giới cũng là lúc cả hai cùng cất cao giọng hát trong giai điệu lãng mạn của A Whole New World. "Một thế giới yên bình" - tên của ca khúc đã đủ nói lên tất cả ý nghĩa được thể hiện trong nó. Một thế giới mà ở đó tình yêu là bất diệt, chàng trai và cô gái sẽ cùng nhau đi đến những chân trời mới, cùng chia sẻ những niềm hạnh phúc, những ước mơ để rồi cùng bên nhau thực hiện những ước mơ đó. (nghe ca khúc)
7. "You Must Love Me" (Evita) - Madonna
"... Where do you go from here
This isn't where we intended to be
We had it all you believed in me
I believed in you..."
"... Chúng ta sẽ đi tới đâu
Đây không phải là nơi đôi ta đã hẹn ước, phải không anh?
Chúng ta đã có tất cả vì anh tin vào em
Cũng giống như em đã trao trọn niềm tin nơi anh..."
Madonna hát
Madonna hát "You Must Love Me" trong "Evita". Ảnh: mad-eyes.
Bản tình ca buồn mang tên You Must Love Me của nữ hoàng nhạc pop Madonna trích trong bộ phim ca nhạc Evita do chính Madonna tham gia diễn xuất, đã giành cả Quả Cầu Vàng lẫn Oscar vào năm 1997 cho danh hiệu "Bài hát trong phim hay nhất". Tiếng đàn dương cầm và cello réo rắt kết hợp với giọng ca đầy mê hoặc của Madonna đã tạo cho người nghe những xúc cảm bâng khuâng về tình yêu khi thưởng thức You Must Love Me. Đây cũng là ca khúc duy nhất xuất hiện trong bộ phim Evita mà không có trong vở nhạc kịch gốc cùng tên. (nghe ca khúc)
8. "When You Say Nothing At All" (Notting Hill) - Ronan Keating
"... The smile on your face lets me know that you need me
There's a truth in your eyes saying you'll never leave me
The touch of your hand, says you'll catch me wherever I fall
You say it best when you say nothing at all..."
"... Nụ cười trên gương mặt em đã cho anh biết rằng em cần anh
Anh thấy được ẩn sâu trong mắt em, là lời nói em sẽ không bao giờ rời xa anh
Khi nắm lấy tay em, anh cảm nhận được rằng em sẽ luôn ở bên mỗi khi anh gục ngã
Nhưng điều tuyệt vời nhất với anh, đó là khi em chẳng cần nói một lời..."
Hugh Grant và Julia Roberts trong phim "Notting Hill". Ảnh: Universal.
Tình yêu không nhất thiết phải nói thành lời mà có thể cảm nhận bằng cả trái tim. Đôi khi chỉ cần một ánh mắt, một nụ cười, một cái nắm tay cũng đủ nói lên tất cả. Cuộc sống có muôn vàn cách thể hiện tình yêu và mỗi cách thể hiện lại có những màu sắc, sự thú vị riêng. Đó chính là ý nghĩa được thể hiện trong ca từ thật đẹp của ca khúc When You Say Nothing At All do nam danh ca Ronan Keating thể hiện. Ca khúc này xuất hiện đúng vào giây phút lãng mạn nhất của bộ phim tình cảmNotting Hill, với sự tham gia của "người đàn bà đẹp" Julia Roberts và tài tử nước Anh Hugh Grant. When You Say Nothing At All cũng là bản tình ca được giới trẻ Việt Nam vô cùng yêu thích. (nghe ca khúc)
9. "A Love Before Time" (Crouching Tiger, Hidden Dragon) - Coco Lee
"... If the sky opened up for me
And the mountains disappeared
If the seas ran dry, turned to dust
And the sun refused to rise
I would still find my way
By the light I see in your eyes..."
"... Nếu bầu trời mở ra trước mắt em
Và những ngọn núi cao biến mất
Nếu biển cả khô cạn, trở thành cát bụi
Và mặt trời ngưng chiếu sáng
Em sẽ vẫn tìm được đường đi
Khi nhìn vào anh sáng trong đôi mắt anh..."
Nữ ca sĩ Coco Lee. Ảnh: ayushveda.
Nữ ca sĩ Coco Lee. Ảnh: ayushveda.
Năm 2001, bộ phim Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa Hổ Tàng Long) đã đem về niềm tự hào cho điện ảnh châu Á khi giành được 10 đề cử Oscar, trong đó có cả hạng mục "Phim hay nhất". Ca khúc chủ đề phim - A Love Before Timecũng lọt vào danh sách đề cử cho "Bài hát trong phim hay nhất". Được phối khí với những giai điệu đặc trưng của âm nhạc châu Á, ca khúc này do nữ ca sĩ Đài Loan Coco Lee thể hiện cùng phần hình ảnh tuyệt đẹp. A Love Before Time mang thông điệp về một tình yêu vĩnh cửu. Khi cả hai tâm hồn đồng điệu cùng hòa làm một, lúc đó tình yêu đã thực sự vượt qua cả khoảng cách không gian và thời gian để trở nên bất diệt. (nghe ca khúc)
10. "I See You" (Avatar) - Leona Lewis
"... I see me through your eyes
Breathing new life flying high
Your love shines the way into paradise
So I offer my life as a sacrifice
I live through your love..."
"... Em nhìn thấy mình qua đôi mắt của anh
Tận hưởng cuộc sống mới, vút bay lên bầu trời
Tình yêu của anh soi sáng con đường dẫn em đi tới thiên đàng
Nên cho dù có hy sinh cả cuộc đời này
Em vẫn sống trong tình yêu của anh..."
Leona Lewis hát trên
Leona Lewis hát giữa màn đêm tuyệt đẹp của hành tinh Pandora. Ảnh: 20th Century Fox.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh, không thể phủ nhận rằng I See Youđã thể hiện được ý nghĩa mà đạo diễn James Cameron muốn truyền tải trong siêu phẩm Avatar của ông. I See You do nhà soạn nhạc tài ba James Horner sáng tác và được thể hiện bởi giọng ca truyền cảm, mạnh mẽ của nữ ca sĩ trẻ Leona Lewis. Giai điệu hoang dã nhưng cũng không kém phần ngọt ngào của I See You đưa khán giả bước vào hành tinh Pandora huyền ảo, đó cũng là nơi chắp cánh cho một tình yêu đẹp giữa Neytiri - công chúa dũng mãnh của người Na'vi và chàng trai trẻ Jake Sully. Có thể nói I See You đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của Avatar. (nghe ca khúc)

http://vnexpress.net

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Bí mật 30 năm của Phùng Quán

Văn hoá
08:17 | 04/10/2009

TP - Phùng Quán làm bài thơ Lời mẹ dặn khi mình mới một tuổi (1957). Bị cấm đoán lung tung nhưng bảy tuổi mình đã biết, còn được đọc cả bài thơ, đơn giản vì ba mình rất thích bài này.
Phùng Quán thời trẻ

Cạnh nhà mình có bác Thông công an. Hình như hồi đó bác làm trưởng hay phó ty công an tỉnh Quảng Bình, cũng rất thích bài này.
Khi nào hai cụ ngồi với nhau cũng đều nhắc Phùng Quán, Trần Dần. Có người thì hai cụ nói tiếng Pháp, vắng người thì các cụ cứ oang oang không kiêng dè gì, mặc kệ mình đứng ôm cột nhà hóng chuyện. 
Còn bé chẳng thấy hay gì, chỉ thấy đúng. Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/  Cũng không nói ghét thành yêu . Giống y chang ba mạ, cô thầy vẫn dạy, có gì đâu nhỉ?
Sau này chơi thân với Phùng Quán, anh mới kể bí mật mà anh đeo đuổi chẵn ba chục năm vì bài thơ này.
Nghĩ cũng hay hay, bài thơ như một chân lý hiển nhiên ấy lại làm cho thời đó xôn xao, đi đâu cũng thì thào thì thầm, như phát hiện gì ghê gớm lắm. Bài thơ bị qui chụp là biểu tượng hai mặt, mưu đồ đen tối của lực lượng thù địch.
Anh Quán nói, thực ra mình viết bài thơ Chống tham ô lãng phí với Lời mẹ  dặn như những góp ý với Đảng thôi, vì mình nghĩ mình là chiến sĩ, không dám nói thật cho Đảng biết thì ai nói. Cho nên mới có câu này: Trung ương Đảng ơi! /Lũ chuột mặt người chưa hết/ Đảng cần lập những đội quân trừ diệt/ Có tôi/ Đi trong hàng ngũ tiên phong. Khi đó Đảng hô một phát là mình vác súng xung phong ngay, mưu đồ gì đâu.
Một tối ở chòi Ngắm sóng (nhà riêng Phùng Quán ở bờ Hồ Tây - BTV), anh rút tiền, nói Lập đi mua cho anh chai rượu, anh kể chuyện này hay lắm. Chỉ chai rượu trắng với nhúm lạc rang, hai anh em ngồi gần sáng đêm.
Anh kể, hồi đó phê phán chỉ trích đánh đấm anh rất nhiều. Đánh đau nhất, độc nhất, là bài thơ  Lời mẹ dặn- thật hay không dài 112 câu của Trúc Chi.
Hỏi Trúc Chi là ai, anh nói từ từ cái đã, rồi ngâm nga cả bài thơ, không quên câu nào. Chứng tỏ anh đã đọc đi đọc lại bài thơ này trăm lần là ít suốt mấy chục năm qua. Hồi ấy hễ ai bị phê ở báo, dù chỉ nhắc bóng gió một câu thôi, cầm chắc đời tàn. Thế mà cả bài thơ 112 câu dài dằng dặc, chụp mũ anh không thiếu một thứ gì.
Nào là Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt/Nó yêu nơi gái điếm cao bồi/ Ghét những người đáng yêu của thiên hạ/Yêu những người đáng ghét của muôn người/ Quen học thói gà đồng mèo mả/ Hóa ra thân chó mái chim mồi...
Nào là Theo lẽ thường: Thì sét đánh không ngã/ Chắc trên đầu có cột thu lôi/ Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt/ Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi/ Nghề bút giấy đã làm không trọn/ Dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi...
Mình nói qui kết tàn bạo thế, anh không bị tù tội là may. Đột nhiên anh nhìn thẳng vào mặt mình, nói hơn ba chục năm qua chỉ làm một việc là tìm cho ra Trúc Chi là ai.
Anh  trầm ngâm hồi lâu, uống hết chén rượu, nói sở dĩ quyết tìm cho ra Trúc Chi, vì đời mình tan nát cũng vì ông này chứ không ai khác.Tìm để biết ông ta là ai, rứa thôi, ngoài ra không có ý chi hết. Khi đó nhiều người cho mình dại, chẳng để làm gì, nhỡ người ta biết mình đi tìm, có khi thiệt thân.
Hồi đó cả nước chỉ có mỗi anh Trúc Chi làm thơ ở Hải Phòng, cán bộ tập kết, thỉnh thoảng lên Hà Nội vẫn gặp Phùng Quán chuyện trò rất vui vẻ. Phùng Quán đi tàu về Hải Phòng hỏi cho ra nhẽ. Trúc Chi cười buồn, nói anh nghĩ tôi là hạng người nào lại đi làm mấy trò đó.
Phùng Quán bế tắc, đôi khi nghi người nọ người kia nhưng tóm lại là không phải. Năm 1989, tình cờ người bạn gửi cho anh tập thơ Một đôi vần của Trúc Chi do NXB Văn hoá Dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó in nguyên bài thơ Lời mẹ dặn - thật hay không. Lời nói đầu cho biết Trúc Chi là Hoàng Văn Hoan.
Bí mật ba mươi năm giải tỏa.
Nguyễn Quang Lập
 
 

Lời mẹ dặn - Thơ Phùng Quán




Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ

Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

1957

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Học điều trị bệnh suy tim từ … trăn


In Email
Read : 3501 times http://coreysievers.com.s3.amazonaws.com/images/heart.jpgTrong y khoa, nhiều phát minh thường xuất phát từ những quan sát trên động vật. Một quan sát sự chuyển hóa của con trăn có thể dẫn đến một thuốc mới để điều trị bệnh suy tim.

Trăn là một loài động vật rất đặc biệt. Chúng có thể sống và nhịn ăn suốt một năm trời mà không bị tổn hại gì đến sức khỏe. Nhưng một khi chúng ăn, bữa ăn lúc nào cũng “thịnh soạn”, với những con mồi có khi to lớn bằng chính chúng! Sau bữa ăn, tim và một số cơ phận khác của trăn tăng trưởng gấp đôi về kích thước. Tốc độ chuyển hóa insulin và chất béo cũng tăng. Nhưng sau vài ngày thì tất cả cơ phận trở lại bình thường. Câu hỏi các nhà khoa học đặt ra là đằng sau hiện tượng đó, cơ chế sinh học nào làm cho trái tim của trăn có thể thích ứng nhanh như thế. Hiểu được cơ chế này có thể là một chìa khóa dẫn đến điều trị bệnh tim cho người.
Một nghiên cứu mới công bố trên tập san Science vào tuần qua cung cấp nhiều thông tin rất thú vị về câu hỏi trên. Hai phát hiện chính có thể tóm tắt từ công trình nghiên cứu có thể nói là hi hữu này: thứ nhất, trái tim của trăn phình ra là do tế bào giãn ra (thuật ngữ y khoa gọi là hypertrophy) chứ không phải chúng tạo ra tế bào mới; thứ hai, có 3 chất béo tác động đến sự giãn nở tim, ruột, gan, và thận. Điều quan trọng là nếu tiêm 3 chất béo này vào chuột thì tim chuột cũng phình ra và các chuyển hóa về insulin cũng giống như thấy trong trăn. Chưa ai biết trăn có bị bệnh tim hay không, nhưng những phát kiến này rất quan trọng trong việc đi tìm một liệu pháp điều trị bệnh suy tim cho con người.
Việc “lợi dụng” động vật để phát triển thuốc không phải là điều gì mới. Các công ti dược đã từng thí nghiệm và biến chế các hoạt chất từ rắn để bào chế thuốc từ rất lâu. Chẳng hạn như byetta (điều trị bệnh tiểu đường) là thuốc được bào chế từ một hormone trong nước miếng của tắc kè độc ở Nam Mĩ (Gila monster). Trong tương lai, các nhà khoa học hi vọng rằng họ sẽ bào chế thuốc từ trăn để điều trị bệnh suy tim, cao huyết áp, và có thể cả béo phì.
Ở người, chứng phình tim thường xảy ra ở hai dạng. Dạng thứ nhất là do các bệnh như cao huyết áp và bị đột quị (heart attacks), có thể dẫn đến tử vong. Dạng thứ hai là có lợi, xảy ra sau một buổi luyện tập thể dục hay thể thao. Các nhà nghiên cứu Mĩ cho biết họ thấy tim của trăn phình ra cũng giống như sự tăng trưởng tim ở con người sau khi tập thể thao. Do đó, vấn đề đặt ra là tìm hiểu thành tố nào trong tế bào ra “chỉ thị” cho sự giãn tim.
Để trả lời câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu phải làm một thí nghiệm khá kì công. Họ phải tìm một con trăn, nhưng trăn thường lớn quá và khó có thể để vừa trong phòng thí nghiệm. Thay vào đó, họ tìm hai con trăn nhỏ hơn. Một con trăn bị bỏ đói, một con trăn được cho ăn những bữa ăn thịnh soạn. Khi trăn được ăn và cơ phận giãn nở ra, các nhà nghiên cứu lấy máu, và phân tích các hoạt chất trong máu. Sau đó, họ tiêm vào con trăn bị bỏ đói, và sau khi được tiêm, các cơ phận của trăn bị bỏ đói tăng trưởng như là được ăn! Thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy một kết quả như thế. Eureka!
Nhưng câu hỏi kế tiếp là trong huyết tương của trăn có chất gì làm cho tim giãn nở? Đó là một bí mật cần phải bất mí. Các nhà nghiên cứu dùng đến công nghệ cao (như gas chromatography) để phân tích các proteins, chất béo và các thành phần khác trong huyết tương của trăn khi đói và khi ăn. Kết quả cho thấy có 3 loại chất béo làm cho các tế bào giãn nở ra: đó là myristic, palmiticpalmitoleic. Nếu chỉ tiêm một hoặc hai loại chất béo này thì không làm tim phình ra, nhưng nếu tiêm tất cả ba loại chất béo thì tim sẽ phình ra. Như vậy, rõ ràng đây là ba loại chất béo làm cho tế bào tim giãn nở ra. Eureka!
Bất cứ nghiên cứu nào, sau một khám phá mới là nhiều vấn đề khác được đặt ra. Công trình nghiên cứu trên trăn cũng mở ra nhiều câu hỏi cần phải giải đáp trong tương lai. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng các cơ phận giãn nở ra sau khi ăn? Ứng dụng những phát hiện này trên các tế bào bị chết như thế nào? Nếu tiêm ba chất béo đó vào người thì liều lượng an toàn là bao nhiêu và tác dụng có thể kéo dài bao lâu? Vân vân. Nhưng với những phát hiện cơ bản làm tiền đề thì những câu hỏi trên có thể giải đáp trong một tương lai không xa. Chúng ta có thể hi vọng rằng trong tương lai sẽ có một thuốc mới để điều trị bệnh suy tim. Và, lúc đó người ta không còn nhạo báng snake oil nữa!
Tham khảo:
Riquelme CA, et al. Fatty Acids Identified in the Burmese Python Promote Beneficial Cardiac Growth. Science 28 October 2011: Vol. 334 no. 6055 pp. 528-531
Đằng sau khám phá
Đằng sau khám phá thú vị này là một nhóm nhà khoa học làm việc miệt mài. Gs Leslie Leinwand là người đứng đầu một nhóm nghiên cứu ở Đại học Colorado (Boulder). Bà cho biết bà cảm thấy rất thú vị với đề nghị của nhà sinh học nổi tiếng Jared Diamond rằng nên nghiên cứu lối sống của các động vật hoang dã, vì chúng có thể dạy cho chúng ta nhiều bài học quan trọng. Công trình nghiên cứu trên trăn bắt đầu từ năm 2005, khi Cecilia A. Riquelme hoàn tất luận án tiến sĩ về sinh học phân tử ở Chile, và đang tìm một chỗ để làm nghiên cứu hậu tiến sĩ. Riquelme được bổ nhiệm làm trong nhóm của Leinwand. Nhưng công trình nghiên cứu trăn không được Viện Y tế (NIH) tài trợ vì họ không tin rằng nghiên cứu trên trăn có thể ứng dụng trên người. Tuy nhiên, sau nhiều lần “gõ cửa” thì công trình được sự tài trợ của Hội Tim Mạch Mĩ (AHA) và một công ti tư nhân. Đến năm 2010, chồng của Riquelme được bổ nhiệm giáo sư của một trường đại học bên Chile, và gia đình họ phải chuyển về Chile.   Tất cả những thí nghiệm quan trọng thì Ts Riquelme đã làm xong lúc còn ở Boulder, nên chị ta chỉ cần làm thêm thí nghiệm trên chuột ở Chile thì có thể viết thành bài báo khoa học. Thế nhưng, mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, một trận động đất lớn đã làm chậm kế hoạch cả mấy tháng trời.

Khoa học Việt Nam: một năm nhìn lại


In Email
http://www.researchtrends.com/wp-content/uploads/2011/09/RT24-section-5-pic-1.jpgTrong quá trình hội nhập quốc tế, ấy năm gần đây, khoa học càng ngày càng được quan tâm, vì nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính quốc tế. Nghiên cứu khoa học là một trong những chiến lược chính để đưa các đại học Việt Nam lên thành “đẳng cấp quốc tế”. Chúng ta đang ở đâu trong bản đồ khoa học quốc tế? Bài viết này sẽ điểm qua những thành quả của nghiên cứu khoa học, phản ảnh qua số ấn phẩm khoa học được công bố trên những tập san quốc tế năm 2011.

Công bố quốc tế: thước đo năng suất khoa học
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể thể hiện qua 3 hình thức: ấn phẩm khoa học, bằng sáng chế, và đào tạo. Ấn phẩm khoa học ở đây chủ yếu là những bài báo cáo kết quả nghiên cứu được chấp nhận cho công bố trên các tập san có bình duyệt (peer review), nhưng cũng có thể kể cả sách chuyên khảo. Nghiên cứu khoa học ngày nay đang chuyển dần đến khái niệm translational research, tức những nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế hay thương mại hoá. Do đó, Bằng sáng chế là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng và thương mại hoá khoa học. Một công trình nghiên cứu khoa học tốt có thể làm đề tài cho một số luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Vì thế, sản phẩm của nghiên cứu khoa học, ngoài số ấn phẩm khoa học và bằng sáng chế, còn có thể kể đến số nghiên cứu sinh được đào tạo.
Tuy nhiên, một trong những “sản phẩm” quan trọng của nghiên cứu khoa học là số lượng ấn phẩm khoa học được công bố trên những tập san khoa học quốc tế (gọi tắt là “công bố quốc tế”). Theo chuẩn mực chung trong cộng đồng khoa học, một công trình nghiên cứu mà chưa được công bố quốc tế thì chưa thể xem là hoàn tất. Công bố quốc tế, do đó, là một thước đo quan trọng không chỉ để đánh giá cá nhân nhà khoa học, mà tập hợp ấn phẩm còn dùng để đánh giá tình chung về hoạt động nghiên cứu khoa học. Đó cũng là một chỉ tiêu quan trọng nhất mà các chương trình xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế thường dựa vào để đánh giá thành bại. Chẳng hạn như trong chương trình Trí tuệ Hàn Quốc Thế kỉ 21 (Brain Korea 21), Chính phủ Hàn Quốc lấy số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế làm chỉ tiêu để quyết định nên hay không nên tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Ở nước ta, trong vài năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng bắt đầu xem xét các công trình công bố quốc tế như là một thước đo để quyết định tài trợ cho nghiên cứu khoa học.
Ngay cả ở những nước trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Singapore, công bố quốc tế cũng được xem là một thước đo quan trọng không chỉ cho nền khoa học của một quốc gia mà còn cho cá nhân nhà khoa học. Mỗi năm, ở các nước trên, người ta làm những phân tích thống kê để đánh giá xu hướng nghiên cứu và so sánh với các nước trên thế giới nhằm đề ra ưu tiên cho nghiên cứu khoa học trong năm tới. Đối với cá nhân nhà khoa học, số lượng và chất lượng công bố quốc tế là chỉ tiêu số 1 để đề bạt các chức danh khoa bảng. Do đó, để biết nghiên cứu khoa học ở nước ta đang ở vị trí nào trong vùng, chúng ta cần phải nhìn lại và so sánh với các nước trong vùng.
Công bố quốc tế từ Việt Nam năm 2011
Trong vài năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành một số phân tích về ấn phẩm khoa học Việt Nam trên tập san quốc tế. Những phân tích này cho thấy số lượng bài báo khoa học từ Việt Nam có phần tăng trong 10 năm gần đây, nhưng chất lượng vẫn còn quá thấp, và phần lớn các công trình nghiên cứu vẫn còn lệ thuộc vào nước ngoài. Trong phân tích ngắn dưới đây, tôi sẽ điểm qua một số khía cạnh liên quan đến số lượng ấn phẩm, lĩnh vực nghiên cứu, và các trung tâm nghiên cứu hàng đầu ở nước ta.
Về số lượng, tính từ đầu tháng 1/2011 đến cuối tháng 11/2011, các nhà khoa học Việt Nam công bố được 1028 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Tính trung bình, mỗi tháng, Việt Nam công bố được 93 bài. Do đó, dự đoán trong năm 2011, con số ấn phẩm khoa học là khoảng 1120 bài. Nếu dự đoán này đúng thì số ấn phẩm khoa học năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 (1280 bài).
Nhìn lại dữ liệu 5 năm qua, xu hướng số ấn phẩm có gia tăng, nhưng chưa thấy một sự “đột phá”. Năm 1990 số bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế chỉ khoảng 250 bài. Đến năm 2005 con số này tăng lên khoảng 600 bài, và đến nay thì khoảng 1000 bài. Tính trung bình, trong vòng 20 năm qua, số ấn phẩm khoa học tăng khoảng 13% mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng này không cao hơn so với các nước trong vùng.
Con số ấn phẩm khoa học Việt Nam cần phải đặt trong bối cảnh toàn vùng để có một bức tranh đầy đủ hơn. Trong cùng thời gian (2011), Thái Lan công bố 4244 bài báo (tức cao gấp 4 lần Việt Nam), Mã Lai 5363 (cao hơn Việt Nam gấp 5 lần), và Singapore 7296 (hơn Việt Nam gấp 7 lần). Tuy nhiên, số ấn phẩm khoa học Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Philippines (Bảng 1).
Bảng 1. Số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế trong năm 2011 của một số quốc gia
Nước
2011 (tính đến tháng 11)
Việt Nam
1028
Thái Lan
4244
Malaysia
5363
Indonesia
865
Philippines
719
Singapore
7296
Laos
87
Cambodia
103
Miến Điện
37
Hàn Quốc
32446
Úc
30396
Pháp
44836
Nhật
54537
Trung Quốc
112829

265159

Mĩ vẫn là nước có số ấn phẩm khoa học cao nhất thế giới, với 265,159 bài trong năm 2011. Số ấn phẩm khoa học của Mĩ cao hơn 2 lần so với số ấn phẩm của Trung Quốc, nước đang đứng thứ hai trên thế giới. Hàn Quốc với tổng số 32446 bài, đã vượt quá Úc về số ấn phẩm khoa học (20396).
Chất lượng nghiên cứu khoa học. Một thước đo về chất lượng nghiên cứu là chỉ số ảnh hưởng (impact factor - IF) của tập san. Chẳng hạn như trong y khoa và sinh học, tập san có chỉ số ảnh hưởng trên 10 có thể xem là có ảnh hưởng lớn. Đại đa số các ấn phẩm khoa học Việt Nam, ngay cả trong ngành y, chỉ công bố trên những tập san có IF khoảng 1 đến 2. Con số này cho thấy nhiều nghiên cứu khoa học của Việt Nam thường có chất lượng rất thấp, dưới trung bình khá xa.
Lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung, số bài báo khoa học trong ngành y sinh học vẫn đứng đầu bảng, với 241 công trình. Sau y sinh học là toán (131 bài), vật lí (123), hóa học (110). Các ngành khoa học thuộc vào nhóm “top 10” bao gồm khoa học vật liệu (77), khoa học môi trường (65). Phần lớn những bài báo trong ngành y sinh học của Việt Nam liên quan đến các công trình nghiên cứu y tế công cộng, rất ít những công trình nghiên cứu lâm sàng hay sử dụng công nghệ cao. Xu hướng này cũng không khác mấy so với năm 2010.
Trường / viện. Khi phân tích theo trường / viện, một xu hướng thú vị xuất hiện. Viện Khoa học và Công nghệ công bố được 131 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, và với năng suất này, Viện KHCN là trung tâm đứng đầu nước về số ấn phẩm khoa học, nhưng điều này không có nghĩa là Viện KHCN có năng suất cao hơn các trung tâm và trường khác.
Các trường đại học có nhiều công trình công bố quốc tế thường là các trường phía Bắc. Các trường trong khối Đại học Quốc gia đứng vào hàng thứ hai (với 62 bài). Các trường “top 10” bao gồm: ĐH Bách Khoa Hà Nội (57), ĐH Cần Thơ (42), ĐH Sư Phạm Hà Nội (40), Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (32), Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (20), Đại học Y Hà Nội (19), Viện Toán (17), ĐH Huế và ĐH Vinh (mỗi trường 16 bài). Ở phía Nam, ngoại trừ Đại học Cần Thơ đứng vào hạng “top 10”, không có trường nào đứng vào hạng top 10. Ngay cả những trường “lớn” Như Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Y Dược, v.v. có số ấn phẩm khoa học không đáng kể.
Năng suất. Có thể nói năng suất khoa học của các nhà khoa học Việt Nam còn rất thấp. Viện KHCN có 880 giáo sư và tiến sĩ (207 giáo sư và phó giáo sư và 673 tiến sĩ – số liệu 2008), nhưng năm 2011 chỉ công bố được 131 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Tính trung bình, gần 7 người giáo sư và tiến sĩ mới công bố được 1 bài báo khoa học. Thật ra, trong suốt thời gian 20 năm (1991 – 2010), Viện KHCN chỉ công bố được 785 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Nói cách khác, tính trung bình, mỗi nhà khoa học cần đến >10 năm để công bố được 1 bài báo khoa học.
Tính cả nước, hiện nay Việt Nam có khoảng 7751 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ trong các đại học (số liệu 2008). Nhưng năm 2011 chỉ có 1028 bài báo khoa học. Do đó, tính trung bình, 8 giáo sư và tiến sĩ chỉ công bố được 1 bài báo khoa học trong vòng một năm. Năng suất này tương đương với năng suất của Viện KHCN. Ở Hàn Quốc, các đại học hàng đầu như Đại học Quốc gia Seoul, mỗi giáo sư trung bình công bố 4 bài một năm, cao hơn 30 lần so với Việt Nam.
Hợp tác quốc tế. Khoảng 65% những công trình khoa học của Việt Nam trong năm 2011 là hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Chỉ có khoảng 1/3 ấn phẩm khoa học là thật sự do “nội lực” (tức không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp nước ngoài). Ba nước có hợp tác khoa học nhiều nhất với Việt Nam là Nhật (chiếm 18% tổng số công trình khoa học), Mĩ (13%), và Pháp (12%). Trong cùng thời gian, tỉ lệ hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc của Thái Lan là 50%; nói cách khác họ tự lực gần phân nửa trong tất cả các công trình nghiên cứu. Những số liệu này cho thấy nội lực khoa học của ta vẫn còn kém hơn các nước trong vùng.
Vài nhận xét
Những phân tích trên đây cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học Việt Nam như thể hiện qua số ấn phẩm quốc tế chưa có một bước đột phá. Hiện nay, số ấn phẩm khoa học của Việt Nam chỉ bằng 25% của Thái Lan và Mã Lai, 15% của Singapore. Các nước này cũng có tỉ lệ tăng trưởng số ấn phẩm khoa học trong khoảng 15 đến 17%, nên với đà hiện nay, chúng ta khó bắt kịp các nước trong vùng như Thái Lan, Mã Lai (chứ chưa nói đến Singapore).
Số ấn phẩm khoa học có liên quan mật thiết với chỉ số kinh tế tri thức. Trong một phân tích trước đây, 10 nước ASEAN có thể được chia thành 4 nhóm dựa trên số lượng và chất lượng của ấn phẩm khoa học. Singapore là nước dẫn đầu với kết quả cao nhất, tiếp đó là nhóm thứ hai gồm Thái Lan và Malaysia, và tiếp đó là Việt Nam, Indonesia và Philippines với thành tích trung bình; và cuối cùng là nhóm thấp nhất về kết quả nghiên cứu khoa học, gồm Kampuchea, Lào, Miến Điện và Brunei. Với tốc độ hiện nay, rất khó để Việt Nam vượt ra khỏi nhóm 3 để tiến đến nhóm 2 trong khối ASEAN.
Phân tích chi tiết hơn về lĩnh vực nghiên cứu phản ánh những nhóm chính như sau: những nước phát triển mạnh về kinh tế thì có kết quả nghiên cứu tốt về kĩ thuật công nghệ cao và công nghệ sinh học (Singapore, Thai Lan và Malaysia), trong lúc những nước nghèo hơn (như Việt Nam, Indonesia, Lào, Kampuchea, Philippines thì có thành tích cao về những lĩnh vực “công nghệ thấp” như y tế công cộng, và đối với Việt Nam là toán và vật lí lí thuyết. Do cơ sở hạ tầng cho hoạt động khoa học yếu kém, hầu hết dự án nghiên cứu ở Việt nam tập trung vào những lĩnh vực lí thuyết hoặc công nghệ thấp như toán cơ bản, vật lí lí thuyết, và y tế cộng đồng, chưa đi sâu vào những lĩnh vực mang tính tầm vóc quốc tế như công nghệ sinh học và di truyền học. Singapore đã và đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển, với ngân sách chiếm từ 1,9% đến 2,5% GDP trong khoảng từ năm 2000 đến 2007, và đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa giới nghiên cứu học thuật với các doanh nghiệp. Hệ quả là, thành tựu nghiên cứu của Singapore phần lớn do đóng góp của nghiên cứu ứng dụng và công nghệ như kĩ thuật điện tử, công nghệ nano, và công nghệ sinh học. Xu hướng này cũng nhất quán với kết quả của một phân tích gần đây cho thấy những nước kém phát triển về kinh tế có xu hướng tập trung vào những lĩnh vực nghiên cứu cơ bản vốn đòi hỏi những thiết bị khoa học và công nghệ hiện đại ở mức tối thiểu.
Khoa học là động lực phát triển kinh tế. Các nước công nghiệp hóa như Hàn Quốc và Singapore nổi bật ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Chỉ trong vòng 20 năm, Hàn Quốc và Singapore đã trở thành một cường quốc trung về khoa học, với nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu. Chúng ta đặt mục tiêu năm 2020 là hoàn thành công nghiệp hóa với kinh tế tri thức. Chúng ta chỉ có 9 năm nữa để thực hiện mục tiêu này, trong khi vị trí khoa học còn quá thấp. Nếu không có một sự đổi mới mang tính cách mạng trong chính sách tài trợ và quản lí nghiên cứu khoa học, e rằng vị thế của khoa học Việt Nam sẽ không thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm tới.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Có thể tiên đoán tuổi thọ ngay từ khi mới sinh?


In Email
Thứ bảy, 14 Tháng 1 2012 08:27
http://knowyourtelomeres.com/What_are_Telomeres_files/Telomere%20-%20Shared.jpgHôm qua, đọc một tựa đề gây chú ý: “Phát hiện mới: DNA tiết lộ tuổi thọ ngay khi sinh”. Phải chú ý đến khám phá quan trọng này, bởi vì phía dưới là một cái dòng chữ cũng ấn tượng không kém: “Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp dự đoán tuổi thọ của con người bằng việc đo gen ngay khi lọt lòng”. Nhưng tìm đọc bài báo gốc trên PNAS thì không phải như vậy. Nhà báo đã bị lừa, mà tác giả thì cũng không mấy thật thà trong việc diễn giải kết quả nghiên cứu của họ. Đây là một bài học về hiểu và diễn giải dữ liệu khoa học.

Talomere là một mảng DNA, được khám phá từ những 25 năm trước đây. Người phát hiện talomere sau này được trao giải Nobel y sinh học vào năm 2009 (có thể xem bài tôi viết cho Tuổi trẻ ở đây). Ở người, talomere thường có độ dài khoảng 5000 đến 9500 base (1 base là một kí tự DNA). Khi chúng ta càng già thì độ dài của talomere càng giảm. Chính vì thế mà người ta hi vọng rằng nếu chúng ta có khả năng kéo dài hay duy trì talomere thì có thể duy trì tuổi thọ cao. Nhưng cho đến nay, theo tôi biết, chưa ai có thể làm được chuyện này và cũng chưa có nghiên cứu nào nói rằng talomere có thể tiên đoán tuổi thọ ngay từ lúc mới sinh.
Vậy thì tại sao lại có cái cái tiêu đề “Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp dự đoán tuổi thọ của con người bằng việc đo gen ngay khi lọt lòng”? Xin nói ngay rằng đó là một hiểu lầm của phóng viên. Nghiên cứu mà phóng viên đề cập đến là nghiên cứu trên chim sẻ giống có vằn vện (tiếng Anh là zebra finch), chứ không phải trên người. Chi tiết về phương pháp và kết quả nghiên cứu đã công bố trên tập san Proceedings of the National Academy of Science (PNAS, có thể download toàn bộ bài viết hoàn toàn miễn phí). Đây là một nghiên cứu rất thú vị và rất công phu. Kết quả rất xứng đáng được công bố trên PNAS. Nhưng cá nhân tôi thì thấy cách họ trình bày dữ liệu chưa đạt; đáng lẽ họ có thể trình bày tốt hơn và giúp ích cho nhiều đồng nghiệp quan tâm, nhưng họ chọn cách trình bày có thể gây hiểu lầm là che dấu dữ liệu.
http://images.wikia.com/birds/images/e/eb/Zebra-finch-0008.jpg
Chim sẻ có vằn  (zebra finch)
Các nhà nghiên cứu Anh đo độ dài của telomere trên 99 con chim sẻ ngay từ lúc mới sinh ra, rồi sau đó theo dõi chúng cho đến khi tử vong. Tính trung bình, tuổi thọ tự nhiên của các chim sẻ này dao động từ 1 đến 9 năm. Câu hỏi đặt ra là độ dài của talomere có liên quan đến tuổi thọ. Trong bản tóm tắt, các nhà nghiên cứu viết “We found telomere length at 25 d to be a very strong predictor of realized lifespan (P < 0.001)” (tạm dịch: chúng tôi phát hiện rằng độ dài talomere đo vào ngày thứ 25 là một yếu tố tiên lượng tốt cho tuổi thọ (trị số P < 0.001)”. Họ kết luận rằng kết quả của họ cung cấp bằng chứng mạnh nhất về mối liên hệ giữa độ dài của talomere và tuổi thọ. Cách viết trên đọc sơ qua thì không có vấn đề gì, nhưng nếu đọc kĩ và chịu khó suy nghĩ thì thấy các tác giả này hoặc là kết luận quá đáng, hoặc là dấu diếm dữ liệu (trong phần tóm tắt), hoặc là … viết dở.
Phải đọc trọn bài nghiên cứu thì mới thấy bản tóm tắt trên có vấn đề. Một vài vấn đề liên quan đến việc diễn giải dữ liệu có thể đặt ra. Vấn đề chính là không thế kết luận “strong predictor” dựa vào trị số P. Trong bối cảnh nghiên cứu này, trị số P càng nhỏ không hẳn có nghĩa là mối liên hệ càng mạnh (strong). Để “chứng minh” là mối liên hệ strong, tác giả cần phải trình bày hệ số tương quan (correlation coefficient). Chỉ khi nào hệ số tương quan trên 0.9 thì mới có thể kết luận là “strong”. Ngạc nhiên thay, toàn bộ bài báo tác giả không trình bày hệ số tương quan!
Dữ liệu quan trọng nhất trong bài báo là biểu đồ số 3 (có thể xem dưới đây). Biểu đồ này mô tả mối tương quan giữa độ dài talomere (sau khi hoán chuyển sang đơn vị logarithm) và tuổi thọ (tính bằng năm). Bình â5n về biểu đồ này, tác giả viết: “There was a highly significant relationship between early life telomere length and longevity: individuals that had longer telomeres at 25 d had a significantly longer lifespan (F1, 86.11 = 16.75, P < 0.001, Fig. 3).” (tạm dịch: mối liên hệ giữa độ dài talomere đo lúc mới sinh và tuổi thọ có ý nghĩa thống kê: cá thể với talomere [đo vào ngày thứ 25] dài có tuổi thọ cao hơn [so với cá thể với talomere ngắn]). Họ trích dẫn chỉ số F với 1 bậc tự do ở tử số và 86.11 ở mẫu số, và trị số P < 0.001. Những ai am hiểu thống kê biết ngay rằng chỉ số này rút ra từ mô hình hồi qui tuyến tính với 1 yếu tố tiên lượng. Chỉ số này mang tính kĩ thuật, vì nó chỉ đơn thuần nói lên rằng độ dài talomere và tuổi thọ có liên quan nhau, và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.

Trong thực tế, chúng ta đòi hỏi một câu trả lời thực tế hơn. Đó là câu hỏi: độ dài talomere có thể giải thích bao nhiêu sự khác biệt về tuổi thọ giữa các cá thể? Mô hình hồi qui tuyến tính có một chỉ số quan trọng có thể trả lời câu hỏi trên: hệ số xác định (coefficient of determination). Rất tiếc rằng tác giả không trình bày hệ số này! Thật khó tin là các tác giả quên hệ số xác định. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào sự biến thiên của biểu đồ 3, tôi đoán rằng hệ số xác định là khoảng 0.6 đến 0.7. Nói cách khác, độ dài talomere có thể giải thích khoảng 36 đến 50% mức độ khác biệt về tuổi thọ giữa các con chim sẻ. Vẫn còn ít nhất là 50% khác biệt về tuổi thọ mà độ dài talomere không giải thích được.
Với kết quả (ước tính) trên, khó có thể nói rằng độ dài talomere có thể tiên đoán tuổi thọ chính xác cho chim sẻ. Chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ 3 một lần nữa để thấy nhận xét trên là có cơ sở. Chim có tuổi thọ cao nhất có log tỉ số độ dài talomere là khoảng 0 (tức tỉ số bằng 1). Nhưng ở tỉ số này, cũng có những chim sẻ có tuổi thọ thấp nhất! Thật ra, nhìn kĩ vào biều đồ trên, mô hình thích hợp để mô tả mối liên hệ có lẽ là mô hình logistic, chứ không phải mô hình hồi quy tuyến tính như tác giả đã chọn phân tích. Nhưng có lẽ tác giả chưa suy nghĩ đến điều này. Họ có dữ liệu rất tốt, nhưng họ chưa suy nghĩ kĩ về chiến lược khai thác dữ liệu!
Cần nói thêm rằng theo nguyên lí của y học thực chứng (evidence based medicine) thì chứng cứ từ nghiên cứu này có giá trị khoa học rất thấp.  Nghiên cứu trên động vật như chuột và chim có giá trị khoa học thấp nhất so với các nghiên cứu trên người. Do đó, chứng cứ từ nghiên cứu này không thể và không bao giờ cho phép chúng ta nói gì về mối liên quan giữa độ dài talomere và tuổi thọ con người.
Nói tóm lại, độ dài talomere có liên quan với tuổi thọ của chim sẻ, chứ không phải tuổi thọ của con người. Ngay cả ở chim sẻ, mối tương quan giữa talomere và tuổi thọ còn nhiều bất định. Khó có thể lấy độ dài talomere để cho ra một ước số về tuổi thọ chim sẻ, chứ chưa nói đến tuổi thọ con người. Tuổi thọ con người là một hệ quả của rất nhiều yếu tố chứ không phải đơn giản đo độ dài DNA mà có thể tiên lượng được. Những ai nghĩ rằng có thể tiên lượng tuổi thọ ngay từ lúc mới sinh bằng phân tích DNA có lẽ là những người suy nghĩ quá đơn giản.
NVT
===
Dưới đây là bản tin trên bee.net.vn.  Như phóng viên có đề rõ nguồn là từ tờ DailyMail, nhưng bài báo trên tờ này cũng viết sai sự thật. Tựa đề bài báo trên DailyMail viết "Clues in DNA reveal how long you'll live - and they can be read when you're a baby". Rất bậy! Như chúng ta thấy công trình nghiên cứu này chẳng dính dáng gì với con người.  Đây cũng là một ví dụ minh hoạ cho thấy phụ thuộc vào nguồn tin nước ngoài mà không kiểm chứng nguồn gốc có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.  NVT
http://bee.net.vn/channel/1990/201201/Phat-hien-moi-dNa-tiet-lo-tuoi-tho-ngay-khi-sinh-1822326/
Phát hiện mới: DNA tiết lộ tuổi thọ ngay khi sinh
13/01/2012 07:34:00
Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp dự đoán tuổi thọ của con người bằng việc đo gen ngay khi lọt lòng.

Tuổi thọ của chúng ta được “viết” trên DNA và có thể nhận biết được từ khi mới sinh. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào chiều dài của các telomere. Người ta đã miêu tả các telomere có vai trò như những “mẩu chất dẻo ở hai đầu của một sợi dây giày” để bảo vệ các nhiễm sắc thể khỏi bị bào mòn. Telomere đang được nghiên cứu một cách rộng rãi và người ta cho rằng chúng giữ vai trò then chốt đối với sự lão hóa.
Nói một cách đơn giản, nếu các telomere của bạn càng dài thì bạn sống càng lâu. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc bạn không bị tai nạn, bệnh tật hay lối sống ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Điều đó cho thấy tuổi đời còn có thể bị thu ngắn do sự lựa chọn cách sống của mỗi người, như hút thuốc lá hay thường xuyên căng thẳng. Tuy nhiên, nhận biết tuổi thọ qua telomere là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng tuổi thọ có thể đã được quyết định từ trước khi chúng ta sinh ra.
Giáo sư Pat Monaghan, người đứng đầu nghiên cứu của trường đại học Glasgow cho biết: “Kết quả của nghiên cứu này cho biết những gì xảy ra với cơ thể của chúng ta trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng. Người ta vẫn chưa hiểu được tại sao lại có sự khác nhau về chiều dài của các telomere. Tuy nhiên, cách bạn sống có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ."
Nghiên cứu trên đã sử dụng những con chim sẻ vằn, một trong những loài chim phổ biến nhất ở Auastralia để nghiên cứu. Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc đo chiều dài của các telomere một cách đều đặn trong suốt một đời. Ở người, người ta thường mới nghiên cứu được ở những người già do nghiên cứu đòi hỏi thời gian dài.
Trong các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học Glasgow sẽ tìm hiểu nguyên nhân làm cho các telomeres bị ngắn lại, bao gồm các nhân tố thuộc di truyền và môi trường, để có thể dự đoán tuổi thọ một cách chính xác hơn.
Nguyễn Thị Thảo (Theo Dailymail)

NASA công bố ảnh vệ tinh đẹp nhất năm 2011



TPO - Mạng lưới vệ tinh công nghệ cao DigitalGlobe, thuộc NASA vừa công bố những bức ảnh vệ tinh đẹp nhất trong năm 2011.
Ảnh 1: Sông Rakaia dài 150km thuộc đồng bằng Canterbury, là con sông lớn nhất ở New Zealand. Sông chảy theo hướng đông nam và đổ ra Thái Bình Dương. Ảnh: DigitalGlobe
Ảnh 1: Sông Rakaia dài 150km thuộc đồng bằng Canterbury, là con sông lớn nhất ở New Zealand. Sông chảy theo hướng đông nam và đổ ra Thái Bình Dương.
Ảnh: DigitalGlobe.
 
Trong số 20 bức ảnh vệ tinh đưa vào bình chọn trực tuyến, sông Rakaria, New Zealand đã giành được chiến thắng, tiếp đó là hình ảnh núi lửa Auna Loa, Hawaii, đảo nhân tạo tại Dubai…
DigitalGlobe là mạng lưới vệ tinh công nghệ cao chuyên cung cấp các hình ảnh cho một số dự án của NASA. Hàng năm, DigitalGlobe chụp khoảng 270 triệu ảnh.
Núi lửa Auna Loa, Hawaii là núi lửa lớn nhất và hoạt động liên tục nhất Trái đất. Ảnh: DigitalGlobe
Núi lửa Auna Loa, Hawaii là núi lửa lớn nhất và hoạt động liên tục nhất trên Trái đất. Ảnh: DigitalGlobe.
Quần đảo nhân tạo tại Dubai, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ảnh chụp ngày 20-6-2011. Ảnh: DigitalGlobe
Quần đảo nhân tạo tại Dubai, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ảnh chụp ngày 20-6-2011. Ảnh: DigitalGlobe .
Xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản trong trận sóng thần tháng ba năm 2011 qua vệ tinh DigitalGlobe. Ảnh: DigitalGlobe
Xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản trong trận sóng thần tháng ba năm 2011 qua vệ tinh DigitalGlobe. Ảnh: DigitalGlobe.
Bản doanh trại của ông Gaddafi tại thủ đô Tripoli, Libya chụp vào ngày 22-8-2011. Ảnh: DigitalGlobe
Bản doanh trại của ông Gaddafi tại thủ đô Tripoli, Libya chụp vào ngày 22-8-2011. Ảnh: DigitalGlobe.
Cảnh Bombetoka, tây bắc Madagascar qua vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe
Cảnh Bombetoka, tây bắc Madagascar qua vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe.
Dòng sông băng Petermann, Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học cho biết, trong những năm gần đây, lượng băng ở dòng sông này đã tan chảy rất nhiều. Ảnh: DigitalGlobe
Dòng sông băng Petermann, Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học cho biết, trong những năm gần đây, lượng băng ở dòng sông này đã tan chảy rất nhiều.
Ảnh: DigitalGlobe.
Khoảng 300 ngôi nhà lớn tại làng Tajalei, khu vực Abyei, Sudan bị cháy vào tháng tám năm 2011. Ảnh : DigitalGlobe
Khoảng 300 ngôi nhà lớn tại làng Tajalei, khu vực Abyei, Sudan bị cháy vào tháng tám năm 2011. Ảnh: DigitalGlobe.
Thành phố Kerang, Australia chìm trong nước lũ vào cuối tháng một năm 2011. Ảnh: DigitalGlobe
Thành phố Kerang, Australia chìm trong nước lũ vào cuối tháng một năm 2011. Ảnh: DigitalGlobe.
Hình ảnh dòng sông Missouri tại Mỹ. Ảnh: BBC
Hình ảnh dòng sông Missouri tại Mỹ. Ảnh: BBC .
Nguyễn Thủy
Theo Dailymail


Hình ảnh vũ trụ rực rỡ trong tuần qua
TPO - Mưa sao băng, tinh vân Omega, bão mặt trời... là những hình ảnh do các tàu vũ trụ và kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại trong tuần qua.
Bão mặt trời
Trong những ngày đầu năm 2012, hàng chục vụ nổ trên bề mặt mặt trời đã xảy ra. Các vụ nổ kéo dài trong 36 giờ và phun khí Plasma. Các vụ nổ như thế này là nguyên nhân dẫn đến các vụ nổ vật liệu năng lượng mặt trời trong không gian.
Thiên hà Cigar M82
Hình ảnh mới do Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA cho thấy tâm của thiên hà Cigar M82. Thiên hà có hình ống này nằm cách chòm sao Ursa Major 12 triệu năm ánh sáng.
Theo các nhà thiên văn học, thiên hà Cigar M82 xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau: màu đỏ (khí lưu huỳnh), màu xanh lá cây (từ oxy) và mãu sẫm (có thể là do khí hydro sinh ra).
Mưa sao băng
Hình ảnh mưa sao băng được chụp lại ở New Jersey (Mỹ) vào rạng sáng 4-1. Đây là trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2012 và nhìn thấy rõ ở khu vực Bắc Mỹ.
Tinh vân Tôm hùm
Tinh vân Omega M17 còn gọi là tinh vân Tôm hùm được Kính viễn vọng của Đài quan sát Nam Âu chụp lại. Hình ảnh sắc nét về chùm tinh vân Omega phát sáng với máy đỏ giống như đôi mắt có khí Hydro phát ra.
Theo các chuyên gia, bụi và khí phát ra từ tinh vân Omega tạo thành các vì sao. Omega là tinh vân hoạt động giữa những vườn sao của dải thiên hà Milky Way.
Hốc đất
Đó là hình ảnh của miệng núi lửa Eminescu trên hành tinh Thủy ngân (Mercury).
Bao quanh các “hốc đất” này là những vật liệu phản chiếu, lần đầu tiên xuất hiện vào năm ngoái. Các nhà khoa học cho biết, địa hình phức tạp trên hành tinh Mercury có thể là bằng chứng cho thấy thủy ngân vẫn có thể tồn tại ở một môi trường khác ngoài trái đất.
Hoa sao Hỏa
Tên gọi “hoa sao Hỏa” thay cho hình ảnh xuất hiện trên miệng núi lửa ở vùng Cerberus của sao Hỏa. Đây là khu vực sao Hỏa bị tác động bởi các vết nứt dài trên hành tinh sao đỏ gần núi lửa Elysim.
Núi lửa trên bề mặt này phun ra những lớp khí và các dòng chảy sinh ra từ lỗ thông hơi đã tạo nên hình ảnh bông hoa sao Hỏa màu xanh này.
Mặt trăng của sao Thổ
Tythys là tên gọi của mặt trăng xuất hiện trên sao Thổ, di chuyển vòng tròn và được tàu thăm dò Cassini của NASA chụp lại. Tythys còn có tên gọi khác là nữ thần biển Hy Lạp do nhà thiên văn người Pháp gốc Ý phát hiện năm 1600.
Nguyễn Thủy
Theo Nationalgeographic