Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Múa võ trên biển Sâm Sơn
                                                                   Khi ta 65 kg

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích


                                                                                 
Thêm chú thích


Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015


                                                                               






















Bạch tuộc ngụy trang







Định lý Pitago


Một ngôi sao bị lỗ đen nuốt





Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

VỀ HƯU 2

Gặp bạn về hưu

                                      Tặng các bạn lớp 51 – 52 ĐH BK - CNN  
                                        
Về hưu gặp bạn về hưu,
Bình minh quá khứ, xế chiều tương lai.
Ngả nghiêng những trận cười dài,
Cô em tóc bạc, chàng trai mắt mờ.
Thì thầm nhắc chuyện ngày xưa,
Bực mình cái bệnh tuổi già lưng đau.
Thoải mái gọi mày, xưng tao,
Gọi nhau như cái thuở nào gọi nhau.
Lợi danh thành chuyện tầm phào,
Món ngon ăn ít, thể thao tập nhiều.
Chẳng ai nói chuyện giàu nghèo,
Chỉ lo buổi gặp lần sau thiếu người.

Chia tay còn mãi trận cười,
Ra về lại nhớ những người chia tay.


                                           14/2/2009 ( 20 tháng Giêng Kỷ Sửu)

                                                                   Đình Đức

BÀI THƠ VỀ HƯU 1

BÀI THƠ VỀ HƯU 1
Nguyễn Đình Đức

Đủ năm, đủ tháng, ta về
Luật đời là thế, có gì lạ đâu
Nhẹ nhàng tỉnh giấc chiêm bao
Bốn mươi năm  thoắt đi vào ngày xưa.
Cái buồn gửi trả hôm qua,
Cái vui giữ để khề khà lúc vui.
Rượu bia nay đã xa rồi,
Trà ngon, thuốc lá cũng thôi chẳng thèm.
Chuyện công, chỉ để biết thêm,
Chuyện riêng, tính tuổi đã lên "lão làng".
Cày thuê cuốc mướn làng nhàng,
Dăm câu, ba chữ, đôi hàng khỏi quên.
Cơ quan giờ thấy ngại lên,
Bạn xưa bỗng lại nhớ tên, tìm người
Thờ ơ khối chuyện trên đời
Ai lên, ai xuống cũng thôi chẳng bàn.
Tưởng là tỷ phú thời gian
Thế mà vẫn bận, việc tòan đâu đâu
Bạn già tìm lại với nhau
"sống vui, sống khoẻ" là câu răn mình.
Bốn mươi năm nặng nghĩa tình
Dễ gì phút chốc quên mình, quên ta

Về hưu với những người già
Chia tay bạn trẻ, rời xa chính trường
40 năm một chặng đường
Về hưu, cái nhớ, cái thương chẳng già

      Ngày 15/4/08 ( 10 tháng 3 năm Mậu Tý)
                          Đình Đức

  

DÌ HUỆ

DÌ HUỆ

Năm ngoái về cháu còn gặp gỡ
lời dặn dò lúc ở, lúc đi
năm nay cháu lại tìm Dì
than ôi, Dì đã ra đi lâu rồi
chỉ nấm mộ xanh ngời cỏ mọc
Dì lạnh nằm ba thước đất sâu
nào Dì có nói nữa đâu
im im trời đất, rầu rầu nước mây
Thế là hết, từ nay thôi hết
Dì ra đi vĩnh biệt trần gian
Trăm năm một kiếp chưa tròn
mà sao Dì quá vội vàng Dì ơi

Hay Dì nghĩ cuộc đời sống gửi
Kiếp phù sinh lắm nỗi gian truân
nên Dì chẳng muốn dừng chân
tiện xe tiên đón ân cần Dì đi
hay nghĩ " tử là quy" mới phải
nên Dì về gần gũi tổ tiên
thảnh thơi cánh hạc trăm miền
trước sau ai chả phải lên với Dì
Cháu nhớ lại cái khi oan khuất
Biết bao nhà u uất buồn đau,
Nhà Dì nào có thoát đâu,
Con trâu cũng mất, nhà lầu cũng chia,
Dẫu sau đó oan kia được sửa,
Nhưng mắt Dì chan chứa lệ rơi
Dang tay chèo chống với đời
Muôn ngàn hy vọng bốn người con thơ

ôi, dẫu bước người đi nhẹ gánh
sao Dì không nghĩ cảnh người còn
đau lòng, nát ruột cháu con
lệ rơi thương nhớ, bồn chồn chị em
thế là hết, hai miền cách biệt
Cháu khóc Dì trăm tiếc ngàn thương
Xa xôi Dì có tỏ tường
lòng thành cháu đốt nén hương nhớ Dì
||
28/7/1977






Phan Hùng!

                           Phan Hùng!
                    
                                                     Viếng hương hồn Phan Hùng

Chẳng nói đi, thế mà đi ,
Khiến người ở lại buồn tê tái lòng
Vẫn rằng: tri kỷ, tri âm,
Sẻ chia ngót 40 mươi năm chuyện đời,
Câu thơ “đau đáu” đâu rồi?
Tưởng khi khỏi bệnh lại ngồi với nhau.
Thế mà, ai có ngờ đâu,
Một mình ôm một nỗi đau về trời.
Phan Hùng ơi, Phan Hùng ơi!
Bạn vàng lại thiếu một người từ đây.
Tiễn anh, hương khói bay bay,
Nỗi buồn mất bạn biết ngày nào nguôi.


                                               23h 47 phút ngày 25 tháng 2 năm 2006
                                                      Tức ngày 28 giêng năm Bính Tuất

                                                                       Nguyễn Đình Đức  viếng




18/2/2009 Nhân ngày kỵ húy Phan Hùng ( 27 tháng Giêng năm Kỷ Sửu)

Nhớ bạn, rủ bạn đến chơi,
Bây giờ xa tít mù khơi nơi nào?
Đến nhà nhớ bạn biết bao,
Nương mây cưỡi hạc về chào nhau đi !
Cõi tiên dẫu bận việc gì,
Đừng quên trần thế, hãy về hiển linh.
Vợ con còn đấy nặng tình,
Bạn bè mấy đứa chúng mình còn đây.
Gặp nhau vẫn nhắc những ngày:
Câu thơ trao gửi, đời say men nồng.
Bây giờ còn nhớ hay không


Sinh nhật Vũ Ngọc Cương



Sinh nhật Vũ Ngọc Cương 28/4/1992- 28/4/2013 ( AR15.02)


Dù sinh nhật lần thứ 100
Ta vẫn gọi em là chàng trai 20 tuổi
50 năm nữa gặp nhau, cánh ta đều luống tuổi, 
Thì em vẫn đẹp thế thôi

Em đã ra ngoài quy luật cuộc đời
Để làm một chàng trai trẻ mãi

Ta, một người hạ giới
Vẫn cầu mong em có một niềm vui
Và mang nó đi phủ khắp mọi cõi đời

Cương nhé !

Lời khấn nhân 100 ngày Cương mất:

 Lời khấn nhân 100 ngày em mất:

Cương ơi!

Dẫu muốn khóc, còn sức đâu mà khóc
Đành giả vui, coi tiên cảnh là vui

Trăm năm sẽ vẫn ngậm ngùi
Nhát dao oan nghiệt biết đời nào quên

Em không nói, lặng yên không nói
Mặc thế gian bàn nỗi đúng , sai

Cuộc đời những tưởng là dài
Ai ngờ “ trăm tuổi » là hai mươi (20) tròn

 Lúc biét tin, tưởng còn gặp lại
Có ai ngờ, mãi mãi lìa xa

Nỗi niềm đau đớn xót xa
Buồn trong lớp học, buồn ra cửa trường

Nghe tiếng khóc càng thương người mẹ
Nhìn vết thương giọt lệ khôn cầm
Máu đào nhuộm đỏ cửa phòng
Đầu xanh phút chốc vào vòng thiên thu

Buổi gặp trước còn như ngày hội
Tiếng cười vui như gọi mùa xuân
Bạn bè thường đến quây quần
Có người con gái ngàn lần yêu thương

Trăm ngày vẫn thầm thương, thầm giận
Chắc cõi trời vướng bận thiên cơ
Cho nên rũ bỏ cuộc cờ
Mặc nơi trần thế ngẩn ngơ lòng người

Thôi đành vậy, cuộc chơi đành vậy
Chỉ còn mong được thấy trong mơ
Dở dang, dang dở bài thơ
Nhớ người đành lại ngóng chờ hư vô

Chốn hư vô ngóng chờ chẳng được
Thôi đành vào fây búc (facebook) tìm em
Có về trên tấm ảnh nền
Thì xin chớp mắt báo tin đã về !




Hiền khô ảnh mắt em nhìn
Hiền khô cái lúc lặng im, em cười
Hiền khô suốt cả cuộc đời
Chao ôi, nhớ mãi một người ….. hiền khô

Bài phát biểu với bà con ở quê hương ngày 12/11/Kỷ Mão

Bài phát biểu với các cụ và bà con ở quê hương ngày 12/11/Kỷ Mão tại Đình làng Nga My

( về hai vấn đề:
-- Cảm xúc với quê hương về nâng cao dân trí
- Tính triết học trong tư tưởng Bác Hồ trong vấn đề tín ngưỡng )

Kính thưa các cụ và toàn thể bà con

Nhận được thư quê hương, chị em chúng1 tôi vội vã trở về, theo đúng hẹn, xin được ra mắt trình làng và lời đầu tiên xin được kính chúc sức khoẻ các cụ, chúc sức khoẻ toàn thể bà con, chúc quê hương chúng ta ngày càng đổi mới, ngày càng giàu đẹp.

Trong bài hát "Quê hương" của Giáp Văn Thạch có câu: Quê hương nếu ai không nhớ, thì không lớn nổi thành ngươì"; điều đó thật đúng với tất cả mọi ngưiơì Việt Nam.Quê hương là gốc rễ của 1 con người, là cội nguồn của tính cách, đặc điểm làm cho con người nơi ấy khác với nơi này, là nơi chứa đựng mọi nỗi vui buồn của quá khứ, là nơi có tổ tiên dòng họ, có người thân và có cả cộng đồng cùng gắn bó với một mảnh đất. Dù xa quê hưiơng đã lâu, nhưng không thể nào quên được những hình ảnh của một thời thơ ấu. Đó là những chùm chòi mòi chín mọng trên cây, những chú dế mèn béo tròn chui ra khỏi lỗ vì bị đổ nước, ;và dòng sông Đáy trong xanh cho tuổi thơ bơi đùa những ngày nóng nực, là bãi vải mênh mông đỏ rực quả chín, là chùa dưới, chùa trên được theo bà đi lễ Phật, là những đêm lội sông đi xem chèo bên Lở; và cả những kỷ niệm buồn của những ngày chạy loạn, tản cư, những ngày đì đùng tiếng súng bắn từ Thạch Bích về làm vỡ mặt đê. Hình bóng các bà mẹ tần tảo ngoài đồng hai sương một nắng hoặc sớm hôm chợ Vạy, chợ Chuông, sẽ chẳng phai mờ trong những người con.Nét đẹp của quê hương ta cho đến nay về cơ bản vẫn được bảo tồn và phát triển thêm, đó là phong tục thờ thần Thành Hoàng, tục thờ tổ tiên, là hình thức tự nguyện góp của, góp công trong những viẹc chung; đó là tục trọng người cao tuổi, và người cao tuổi khi nghỉ việc nước thì lại tập trung vào gánh vác lo việc làng, việc họ, đỡ cho con cháu những công việc mà chỉ có các cụ mới lo được, làm cho nền văn hoá riềng có của làng ta ngày càng phong phú thêm. Nổi bật trên tất cả là tinh thần đoàn kết cộng đồng chặt chẽ trong công việc và trong cả sự nghỉ ngơi, trong những cử chỉ, ngôn ngữ mà mọi người dành cho nhau.Phải nói rằng chính những điều đó đã tạo ra nét văn hoá ứng xử ở tầm cao hơn so với đô thị.
Quê hương ngày càng giàu đẹp, đó là nguyện vọng của dân làng và cũng là mong mỏi của những người con ở xa quê hương.
Một trong những hướng đi thành công để đạt được điều đó là phát huy được nguồn lực con người. Đối với cả Việt Nam là như vậy và đối với mi vùng, mỗi miền cũng cần thiết phải như vậy.
Muốn phát huy được nguồn lực con người, công tác giáo dục đào tạo phải được quan tâm( ở tầm quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu)
các chủ trưong , chính sáchvề giáo dục và đào tạo phải đạt được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cũng từ NQTƯ2 khoá VIII về GD ĐT mà Hôi khuyến học hình thành và phát triển, đến nay có thể nói là đã có tổ chức ở các cấp trong cả nước. ở làng ta cũng đã có Hội Khuyến học, đó là điều đáng mừng. Có thể nói rằng, hiền tài ở nước ta thời nào cũng có và trí tuệ không lệ thuộc giàu nghèo.Tuy nhiên nhân tài không tự nhiên mà có, nhân tài phải được chăm lo đầu tư. Việc chăm lo đầu tư cũng phải được bắt đầu ngaytừ mẫu giáo, tiểu học, qua các bậc phổ thông và tiếp nối ở bậc đại học. Kỳ thi OLIMPIC tin học quốc tế 11 vừa qua tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 10/99 có 65 nước tham dự. Chúng ta có 4 em đi thi thì cả 4 em đều đạt huy chương: 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và như vậy đội tuyển Việt Nam được xếp ở vị trí hàng đầu. đây là một thành tích thật rực rỡ nhất của VN. Trong 4 em đó, điều rất vui là có em Lê Hồng Việt, học sinh trường trung học chuyên ban Lê Quý Đôn tỉnh Hà Tây của chúng ta.
Nói thế để thấy rằng VN nghèo hơn nhiều nước nhưng vẫn có thể đạt thành tích cao hơn, vẫn có thể chăm lo để có người giỏi








Đừng buồn

Đừng buồn

Nhận được bài thơ buồn
về một sinh nhật cô đơn

Mình thầm nhớ lại
những tháng ngày muốn kéo xuân lại mãi
nỗi khát khao vĩnh viễn tuổi 20,

Tôi đã nghe một người
buồn trong sinh nhật
lần thứ 21
của mình

Em ơi
Đừng buồn em nhé
Quy luật cuộc đời vốn là như thế
Đừng để trôi đi một thời trai trẻ
Trong nỗi buồn vu vơ

10 năm trôi đi nhanh đến bất ngờ,
rồi lại 10 năm nữa,
Cứ thế thời gian lạnh lùng đi qua cửa
mặc ai than gió khóc mây

Nhìn lại xem
100 năm trước đây
Những cô gái, chàng trai thuở ấy
Cũng muôn nỗi khát khao như vậy
Bây giờ ở đâu?

Phải chấp nhận thôi
Hãy sống một cuộc đời thực có
tận hưởng tháng ngày đang thì hoa nụ
Cho người ta yêu mình
Và mình yêu người ta

 20/11/2002


Cháu tôi

 Cháu tôi

Cháu tôi tuổi đã lên mười,
Sớm chiều đi học, nói cười râm ran,
Lúc học nhạc, lúc học đàn,
Tiếng Anh rồi lại bóng bàn, ghê chưa?
Mặc cho trời nắng, trời mưa,
Cháu tôi quyết chí, chẳng thua bạn bè,
Chơi game cháu cũng rất mê,
Benten, magic, chẳng chê cái gì,
Gặp ông, cháu lại nằn nì,
" Con mượn điện thoại tý ti thôi nào"
Đi đường chỉ thích đòi vào
Cửa hàng bán truyện, quyển nào cũng hay.
" Ông ơi, con thích quyển này,
Kể về Hoàng đế Pháp ngày xa xưa,
Một thời làm gió, làm mưa,
Tướng quèn, nhảy tót làm vua mới tài,
Đố ông đoán được là ai?"
( Ôi trời, khó thế, trả lời làm sao !)
Cuộc đi hải đảo hôm nào,
Đòi thuê xe đạp, đòi vào bể bơi,
" Con bơi được nửa mét rồi,
Hơn Bà và Mẹ chẳng bơi được gì"
Cháu tôi bé tí tì ti,
Thế mà khối việc ai bì được đâu,
Đồng hồ(1) con chỉnh rất mau,
Tiếng Anh đôi chỗ làu làu rất oai,
Cháu tôi tuổi mới lên mười.
        10/5/2008
          Đình Đức

(1): Đồng hồ vạn niên điện tử

VÔ ĐỀ 2



VÔ ĐỀ 2

Gặp nhau để rồi mơ
Để rồi mà ao ước
Để rồi không quên được
Để rồi thành ngẩn ngơ

Chẳng ai hẹn cũng chờ
Chẳng ai tìm cũng hỏi
Chẳng ai mong cũng vội
Chẳng nhà thơ cũng thơ

Ngàn năm nay vẫn vậy
Vì sóng muốn gặp bờ
Khi  cuồng lên phẫn nộ
Khi thầm thì lô nhô


1991

DỞ DANG...

DỞ DANG...

Ta đang đi đấy chứ?
Nào có dừng lại đâu
Mà nhìn trước, nhìn sau
Thấy quanh mình vẫn thế!

Rõ ràng ta đang đi
Bởi mẹ già đã mất
Bởi tóc ta điểm bạc
Bởi con ta lớn rồi

Hay chỉ giấc mơ thôi
ước gì như thế nhỉ!
Rồi một mai tỉnh dạy
Lại bắt đầu vào đời

Mơ từ khi còn nhỏ
Nay đến lúc sắp già
Giấc mơ xưa vẫn thế
Nào có gì phôi pha

Bé mơ làm cánh bướm
Tung tăng dỡn đùa hoa
Chập chờn đôi cánh đẹp
 Đi thăm khắp mọi nhà

Lớn mơ làm Thạch Sanh
Ôm cây đàn muôn điệu
Ca bài ca trời xanh
Cho niềm vui nảy nở

 Thế mà nay vẫn đó
Giấc mơ vẫn là mơ
Mọi điều còn dang dở
Mà đã sang tuổi già
........
HN 10/1991


CẢM TÁC

CẢM TÁC

Mỗi sáng nghe đài xem tin
Giá vàng tăng như ngựa điên
Đồng lương thủng thà thủng thẳng
Mỗi lần phụ cấp buồn thêm.

Chắt chiu gửi tiền tiết kiệm
Phòng khi nắng sớm mưa chiều
Phen này hẳn là các cụ
Ngồi mà tính toán buồn thiu

Nào đâu có cần lãi lớn
Dẫu rằng chỉ một phần trăm
Miễn là giữ được cái gốc
Lãi dù ít cũng yên tâm

Ngựa điên phi nhanh như gió
Chẳng biết nó rẽ hướng nào
Có ai cầm cương giữ hộ
Cho lòng người đỡ nôn nao!

Hà Nội, 22/10/91


CHỖ TÔI

 CHỖ TÔI

Chỗ tôi nhà ở năm tầng,
Bẩy chục căn hộ, mấy trăm con người.
Mặt tiền, miếng đất thảnh thơi,
Kế hoạch, đợi thời phố xá mở mang.
Phường sợ "để phí" đất đường,
Cho thuê, mở quán, bán hàng, " tạm thôi".
Thoạt đầu che chắn tạm thời,
Chỉ qua vài tháng đã cơi thành nhà,
Xây tường, đổ gác, trồng hoa,
Hàng cơm, lò lợn, quán trà xôn xao
Hẳn rồi đây, đến lúc nào,
Đường cần mở rộng , tính sao tiền đền
Tiền thuê, Phường cứ thu rền,
Nhà nước chắc phải chịu tiền dời dân

Đồng Tâm, tháng 10/1990




TẶNG CON TRAI

TẶNG CON TRAI

Bé Luơng ở trên gác
Nhưng rất thích trồng cây,
Xin Bố cái chậu thủng,
Rồi lấy đất đổ đầy.

Bé đi xin chiếc lá
Cây Quỳnh ở nhà bên
Sớm chiều bé chăm sóc
Sốt ruột chờ cây lên

Thấm thoắt thời gian trôi,
Đến tháng 7 vừa rồi,
Cây trổ ra 3 nụ
Bé lại càng chăm coi.

Vào một hôm trăng đẹp
Bê chậu cây vào nhà,
Nghe nói 10 giờ tối,
Nụ sẽ nở thành hoa.

Đúng 10 giờ hoa nở,
Trắng muốt giữa lá xanh,
Bé vào mời Bố Mẹ,
Ra xem hoa nở nhanh.

Bố mẹ khen hoa đẹp
Trông thật giống bông sen,
Chị bảo giống hoa súng
Bé lại càng vui thêm.

Hà Nội, 22/10/1985 -1991


BÀI THƠ CHO CON GÁI

BÀI THƠ CHO CON GÁI

Cha viết bài thơ cho con
Hỡi đứa con gái đầu lòng thương quý
Con hãy cười lên, cười lên con nhé,
Cho cha ấm lại chút lòng.
Có nghe cha gọi con không,
Những ngày xa vắng?
Con chưa gọi cha bằng tiếng gọi thân quen
Như người ta trong cuộc sống,
Nhưng cha đã hiểu con rồi,
Khi con cười,
Khi con khóc,
Ôi tiếng gọi từ cha ngày xưa ấm ức,
Hôm nay vẫn thế, lạnh lùng.
Cái riêng nghẹn ngào bao phủ những cái chung,
Đời cha buồn đau một chuỗi,
Cái ngày đón con, con là niềm an ủi,
Những ngày xa con, con là nỗi nhớ mong,
Thương con từ buổi lọt long,
Đã sớm chau đôi mày tư lự,
Con suy nghĩ gì những buổi đầu tiên đó?
Mà vẻ thơ đã đượm vẻ băn khoăn?
Tan nát lòng cha, đi ở tần ngần,
Thương con lắm lắm;
Khi pháp luật lặng im, khi công lý mịt mờ xa thẳm;
Đời bà con đau đến tuổi 60,
Đời cha con thiếu những nụ cười,
Và mẹ con sẽ còn vất vả.
Những cái ngã,
Không có người nâng.
Tự đứng lên thôi, lòng lại nhủ lòng;
Đạp lên cuộc đời mà sống.
Cha tìm cái vui ở bốn phương lồng lộng,
Cho hồn đôi chút xanh tươi,
Để trao cho con khi con đã thành người
Hãy hiểu cha, con nhé.
Cha bế con lên nhè nhẹ;
Mừmg con biết lẫy, biết cười,
Ba tháng qua đi, bốn tháng lại đến rồi;
Con là niềm vui bát ngát.
Cái buồn quái ác,
Chẳng lẽ nào lại đến đời con.
Trăng khuyết , trăng tròn;
Mong con biết đi, biết nói;
Mong con biết  nghe, biết gọi;
Mong con biết học, biết chơi;
Dẫu đời cha theo đó đầy vơi,
Thì con ơi - cha là con đó

05/6/1975
(Những ngày đau mắt thực tập tốt nghiệp tại Nam Định)



THUỞ ẤY...

THUỞ ẤY...
                     Tặng PQ
Khâm thiên thuở ấy em còn nhỏ,
Em có nhớ chăng những tán bàng,
Mùa hạ làm ô che nắng gió,
Để rồi gầy guộc lúc đông sang.

Thuở ấy chúng mình diện áo bông,
Riêng em có hẳn chiếc cổ lông,
Cả lớp bấy giờ đều guốc mộc,
Lấy đâu ra dép nhựa Tiền Phong.

Khâm Thiên thuở ấy hết cô đầu,
Nhưng điệu ca trù có quên đâu,
Lắm lúc bị lầm khi nghe thấy,
Guốc kêu như phách đổ hồi mau.

Khâm Thiên thuở ấy rất ồn ào,
Nhiều ngõ, đông người, lắm hồ ao,
Cái ngõ Thiên Hùng và Trại Khách,
Đố em còn nhớ ở đoạn nào?

Thuở ấy chúng mình đi học xa,
Trường nằm tít mãi tận Đống Đa
( Nay trường xưa ấy thành bệnh viện,
anh biết bởi vì mới ghé qua).

Nhà em bên lẻ, anh bên chẵn,
Mỗi bận đi về, em đến chơi,
Ngồi trên gác xép nhìn xuống phố,
Chỉ thấy chân đi, chẳng thấy người.

Thằng Nguyên, thằng Thịnh thành liệt sĩ,
Thằng Dũng ngày nay chủ hiệu rồi,
( Ngày xưa thân thế, nay tìm gặp,
Nó chỉ bâng quơ, nhếch mép cười).

Thằng Thiết đã thành phó tiến sĩ,
Cái Quỳnh, cái Mỹ lấy chồng xa,
Còn cái Thuý Anh, hôm nọ gặp,
Ngồi ôn chuyện cũ cứ xuýt xoa.

Nhà em cái đận bom Mỹ dội,
Mất hết gia tài, em chuyển đi,
Trong đống hoang tàn, riêng đồ cưới
của em nguyên vẹn, thật lạ kỳ.

Nơi ấy nay đặt đài kỷ niệm,
Mỗi lần qua đó lại nhớ em,
Nghe nói bây giờ em làm nhạc,
Cuộc đời gắn bó với ngành phim.

Có một bài ca em sáng tác,
Anh nghe chẳng thấy những tầng bàng,
Chẳng thấy phố mình ngày xưa ấy,
Chỉ người nghệ sĩ bước lang thang.

Chỉ thấy mùi hoa em nhắc nhở
Là mùi hoa sữa phố giàu sang.


23/10/1991