Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

NASA công bố ảnh vệ tinh đẹp nhất năm 2011



TPO - Mạng lưới vệ tinh công nghệ cao DigitalGlobe, thuộc NASA vừa công bố những bức ảnh vệ tinh đẹp nhất trong năm 2011.
Ảnh 1: Sông Rakaia dài 150km thuộc đồng bằng Canterbury, là con sông lớn nhất ở New Zealand. Sông chảy theo hướng đông nam và đổ ra Thái Bình Dương. Ảnh: DigitalGlobe
Ảnh 1: Sông Rakaia dài 150km thuộc đồng bằng Canterbury, là con sông lớn nhất ở New Zealand. Sông chảy theo hướng đông nam và đổ ra Thái Bình Dương.
Ảnh: DigitalGlobe.
 
Trong số 20 bức ảnh vệ tinh đưa vào bình chọn trực tuyến, sông Rakaria, New Zealand đã giành được chiến thắng, tiếp đó là hình ảnh núi lửa Auna Loa, Hawaii, đảo nhân tạo tại Dubai…
DigitalGlobe là mạng lưới vệ tinh công nghệ cao chuyên cung cấp các hình ảnh cho một số dự án của NASA. Hàng năm, DigitalGlobe chụp khoảng 270 triệu ảnh.
Núi lửa Auna Loa, Hawaii là núi lửa lớn nhất và hoạt động liên tục nhất Trái đất. Ảnh: DigitalGlobe
Núi lửa Auna Loa, Hawaii là núi lửa lớn nhất và hoạt động liên tục nhất trên Trái đất. Ảnh: DigitalGlobe.
Quần đảo nhân tạo tại Dubai, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ảnh chụp ngày 20-6-2011. Ảnh: DigitalGlobe
Quần đảo nhân tạo tại Dubai, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ảnh chụp ngày 20-6-2011. Ảnh: DigitalGlobe .
Xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản trong trận sóng thần tháng ba năm 2011 qua vệ tinh DigitalGlobe. Ảnh: DigitalGlobe
Xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản trong trận sóng thần tháng ba năm 2011 qua vệ tinh DigitalGlobe. Ảnh: DigitalGlobe.
Bản doanh trại của ông Gaddafi tại thủ đô Tripoli, Libya chụp vào ngày 22-8-2011. Ảnh: DigitalGlobe
Bản doanh trại của ông Gaddafi tại thủ đô Tripoli, Libya chụp vào ngày 22-8-2011. Ảnh: DigitalGlobe.
Cảnh Bombetoka, tây bắc Madagascar qua vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe
Cảnh Bombetoka, tây bắc Madagascar qua vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe.
Dòng sông băng Petermann, Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học cho biết, trong những năm gần đây, lượng băng ở dòng sông này đã tan chảy rất nhiều. Ảnh: DigitalGlobe
Dòng sông băng Petermann, Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học cho biết, trong những năm gần đây, lượng băng ở dòng sông này đã tan chảy rất nhiều.
Ảnh: DigitalGlobe.
Khoảng 300 ngôi nhà lớn tại làng Tajalei, khu vực Abyei, Sudan bị cháy vào tháng tám năm 2011. Ảnh : DigitalGlobe
Khoảng 300 ngôi nhà lớn tại làng Tajalei, khu vực Abyei, Sudan bị cháy vào tháng tám năm 2011. Ảnh: DigitalGlobe.
Thành phố Kerang, Australia chìm trong nước lũ vào cuối tháng một năm 2011. Ảnh: DigitalGlobe
Thành phố Kerang, Australia chìm trong nước lũ vào cuối tháng một năm 2011. Ảnh: DigitalGlobe.
Hình ảnh dòng sông Missouri tại Mỹ. Ảnh: BBC
Hình ảnh dòng sông Missouri tại Mỹ. Ảnh: BBC .
Nguyễn Thủy
Theo Dailymail


Hình ảnh vũ trụ rực rỡ trong tuần qua
TPO - Mưa sao băng, tinh vân Omega, bão mặt trời... là những hình ảnh do các tàu vũ trụ và kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại trong tuần qua.
Bão mặt trời
Trong những ngày đầu năm 2012, hàng chục vụ nổ trên bề mặt mặt trời đã xảy ra. Các vụ nổ kéo dài trong 36 giờ và phun khí Plasma. Các vụ nổ như thế này là nguyên nhân dẫn đến các vụ nổ vật liệu năng lượng mặt trời trong không gian.
Thiên hà Cigar M82
Hình ảnh mới do Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA cho thấy tâm của thiên hà Cigar M82. Thiên hà có hình ống này nằm cách chòm sao Ursa Major 12 triệu năm ánh sáng.
Theo các nhà thiên văn học, thiên hà Cigar M82 xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau: màu đỏ (khí lưu huỳnh), màu xanh lá cây (từ oxy) và mãu sẫm (có thể là do khí hydro sinh ra).
Mưa sao băng
Hình ảnh mưa sao băng được chụp lại ở New Jersey (Mỹ) vào rạng sáng 4-1. Đây là trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2012 và nhìn thấy rõ ở khu vực Bắc Mỹ.
Tinh vân Tôm hùm
Tinh vân Omega M17 còn gọi là tinh vân Tôm hùm được Kính viễn vọng của Đài quan sát Nam Âu chụp lại. Hình ảnh sắc nét về chùm tinh vân Omega phát sáng với máy đỏ giống như đôi mắt có khí Hydro phát ra.
Theo các chuyên gia, bụi và khí phát ra từ tinh vân Omega tạo thành các vì sao. Omega là tinh vân hoạt động giữa những vườn sao của dải thiên hà Milky Way.
Hốc đất
Đó là hình ảnh của miệng núi lửa Eminescu trên hành tinh Thủy ngân (Mercury).
Bao quanh các “hốc đất” này là những vật liệu phản chiếu, lần đầu tiên xuất hiện vào năm ngoái. Các nhà khoa học cho biết, địa hình phức tạp trên hành tinh Mercury có thể là bằng chứng cho thấy thủy ngân vẫn có thể tồn tại ở một môi trường khác ngoài trái đất.
Hoa sao Hỏa
Tên gọi “hoa sao Hỏa” thay cho hình ảnh xuất hiện trên miệng núi lửa ở vùng Cerberus của sao Hỏa. Đây là khu vực sao Hỏa bị tác động bởi các vết nứt dài trên hành tinh sao đỏ gần núi lửa Elysim.
Núi lửa trên bề mặt này phun ra những lớp khí và các dòng chảy sinh ra từ lỗ thông hơi đã tạo nên hình ảnh bông hoa sao Hỏa màu xanh này.
Mặt trăng của sao Thổ
Tythys là tên gọi của mặt trăng xuất hiện trên sao Thổ, di chuyển vòng tròn và được tàu thăm dò Cassini của NASA chụp lại. Tythys còn có tên gọi khác là nữ thần biển Hy Lạp do nhà thiên văn người Pháp gốc Ý phát hiện năm 1600.
Nguyễn Thủy
Theo Nationalgeographic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét