Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

THẦN TICH NGA MY THƯỢNG ( tiếp)





THỌ
PHÚC
THÁNH
DÂN
NĂNG
KHẢ
BÁI
VẠN
TAM
TUẾ
CÔNG
THANH
TƯỚC
Dịch nghĩa
Tước đến tam công ban phúc cho dân lành
Chúc thánh thọ hô vang câu vạn tuế.



CÂU ĐỐI TIỀN ĐẠI BÁI
THIÊN
NGŨ
THU
SẮC
ÂN
TƯỜNG
VỤ
VÂN
PHÚC
DUYÊN
DÂN
THÁNH
LINH
殿
ĐIỆN

Dịch nghĩa
Mây lành năm sắc viền điện thánh
Mưa móc ngàn năm chở che dân


HIỂN
ANH
HÁCH
LINH
TỨ
THIÊN
THỜI
CỔ
TÂN
TẠI

Dịch nghĩa
Nghìn năm anh linh còn đó
Bốn mùa rực rỡ như mới.



LẠC
CAO
QUAN
KIẾN
LỘC
祿
PHÚC
DIỆU
TINH
CHIẾU
TRIÊU
TRƯỜNG
VĨNH
MINH
XÁN

Dịch nghĩa
Ngước trông Phúc tinh từ cao chiếu xuống rạng vẻ tươi sáng mãi
Vui vẻ xem sao Lộc Diệu rực rỡ chiếu sáng lâu dài.


CỐ
HỮU
MẠC
QUỐC
QUAN
TẾ
NGHI
THƯỢNG
TĂNG
HINH
THÂM
HƯƠNG
LIỆT

Dịch nghĩa
Công tích to lớn càng tăng thêm vẻ lẫm liệt
Được nhà Lê tế theo lễ quốc gia hương thơm còn mãi


Câu đối ở hai bên cột trụ Bình phong
TRÌ
ĐÌNH
DƯỠNG
TÀI
HÓA
THÊ
LONG
PHƯỢNG
NGƯ
TRÚC

Dịch nghĩa
Trước sân trồng trúc chim phượng đậu
Trong ao nuôi cá bỗng hóa rồng


CÂU ĐỐI NGHI MÔN ( Cột trụ bên trong)
THIÊN
NGUY
VẠN
NGA
NIÊN
ĐỊA
THƯỢNG
THỬ
KIM
NHẤT
Y
TÂN
THỦY

Dịch nghĩa
Sừng sững trên mặt đất dáng vẻ như ban đầu
Hơn nghìn vạn năm vẫn còn như mới.

Đôi câu đối ở cổng con, bên trong phía hạ
HOÀNG
CAO
LỘ
MÔN
THANH
TUẤN
DI
LÂP
KHẢ
DUNG
BẮC
HIÊN
NAM
TỨ

Dịch nghĩa
Cửa cao sừng sững có thể chứa được cả xe cả ngựa
Đường cái quan bằng phẳng đi bắc đi nam đều thuận.

Câu đối ở cổng con, bên trong, thượng

TẢ
NHẬT
HỮU
NGUYỆT
VÃNG
CHIÊU
DU
LỢI

Dịch nghĩa
Mặt trời mặt trăng soi rọi không giới hạn
Hai bên phải trái đều có lợi.


                     Câu đối ở cổng con bên ngoài, thượng



CÀN
CÁCH
KHAI
CỐ
KHÔN
ĐỈNH
ĐỒ
TÂN
HỢP
TĂNG
ĐỒNG
ĐẠI
NHÂN
TRÁNG

                 
Dịch nghĩa
Thay cũ đổi mới tăng vẻ hào tráng
Trời đất khép mở hợp cùng mọi người

 Chú thích: Đại tráng và Đồng nhân là tên hai quẻ trong Kinh Dịch, ý nói công việc tốt lành mọi người hòa thuận


Câu đối ở cột trụ giữa nghi môn, mặt đối diện nhau
LƯƠNG
NGUY
LƯƠNG
NGUY
NHIÊN
HỒ
KHẢ
ĐƯƠNG
HỮU
ĐẠI
THÀNH
TRƯỜNG
NGẬT
NHƯ
GIANG
SƠN
NAM
NHẠC

Dịch nghĩa
Mênh mang việc đã hoàn thành vòi vọi cao như Sơn Nhạc
Bao la thay giữa trời có thể sánh với đất Giang Nam.


Câu đối ở cột trụ bên ngoài
THAM
ĐẶC
THIÊN
ĐỊA
ĐỂ
PHƯƠNG
TRỤ
ĐƯỜNG
BẤT
TẤN
PHONG
NGUYỆT
HOÀNG
CHIẾU

Dịch nghĩa
Chiếc đầm vuông ở đất quý để cho bóng trăng soi chiếu
Cột trụ cao chọc trời thả sức cho gió thổi mạnh.


Câu đối ở cổng con ngoài
ĐẠO
TRÌ
BÀNG
THƯỢNG
THỨC
TRANH
VỌNG
XUÂN
THỤ
NGƯ
LIÊN
DƯƠC
CHU
THỦY
Dịch nghĩa
Mặt đầm khoe sắc xuân cá mừng vui giỡn nước
Bên đường đi nhìn thấy cây nối tiếp cây.

CÂU ĐỐI BÊN NGOÀI TAM MÔN
NGA
LONG
MY
BIÊN
TRẠI
THÀNH
NAM
BẮC
LINH
KHÍ
CÁCH
LIỆT
GIÁM
CHUNG
ĐÌNH
THIÊN
HOA
TRỤ
ĐỊA
THẢO
DUY
HƯỚNG
TIÊU
XUÂN
TRÁC
VINH
LẬP
Dịch nghĩa
Khí thiêng thành Thăng Long phía Bắc chung đúc nên cột trời trên mặt đất cao sừng sững
Dư linh trại Nga My vùng Nam  ấp ủ cho hoa trong sân cỏ ngoài đồng tươi tốt  mùa xuân.


CÂU ĐỐI Ở CỘT TRỤ GIỮA NGHI MÔN
VƯƠNG
ĐẠI
ĐẠO
KHỐI
GIẢ
THIÊN
VĂN
ĐẢNG
CHƯƠNG
BÌNH
SẮC
BÌNH
SẮC
ĐÃNG
HÌNH
ĐÃNG
HÌNH
LƯỠNG
NHẤT
NGHI
ĐIỂM
SINH
ĐAN
HÓA
THANH
DỮ
HỒN
TƯƠNG
MẠC
THAM
TRÁNG
Dịch nghĩa
Quả đất muốn làm văn chương, sắc sắc hình hình một chấm đỏ xanh đều tăng vẻ tráng lệ
Vương đạo chẳng thiên lệch, bằng bằng phẳng phẳng đôi vầng sinh hóa cùng góp công tạo dựng nên.

Phần năm
NHỮNG VẦN THƠ

                                      1/ Cụ Chu Văn Túc
         Cụ Chu Văn Túc, người xóm Lan Đình Thượng, nay thuộc xóm Trung Lan, sống vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, làm chức Thơ lại huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, khôn rõ năm sinh, năm mất. Trong nhiều bài thơ nói về mối tình anh em kết nghĩa giữa làng Vạn Phước và làng Nga My thì ba bài của cụ Chu Văn Túc có giá trị về thời gian và được nhiều người truyền đọc. Các bài thơ của cu Chu Văn Túc sau đây là do cụ Hà Đắc Thụy và cụ Nguyễn Huy Hiên sưu tầm qua trí nhớ của các cụ cao tuổi trong làng, không rõ năm sáng tác, chỉ dựa vào tình tiết  trong bài thơ mà phỏng đoán bài “ Đường ra Vạn Phước quê anh” được tác giả viết vào năm 1928.

Vạn - Nga kết nghĩa

Nam Mô đức Phật từ bi
Độ dân Vạn Phước – Nga My du đồng
Nghìn năm huynh đệ một lòng
Ví như cành quế, cành hồng tốt tươi
Ngày xuân nhớ cảnh, nhớ người
Nhớ câu ước cũ, nhớ lời giao xưa
Từ ngày Nhà Lý vua ta
Thanh Trì đê vỡ mười ba năm liền
Trên sai sứ giả phán truyền
Cầu trời, lễ Phật lại phiền đại huynh
Quả nhiên đê chính tạo thành
Hiện điềm nhũ sắc, cá xanh, đỏ, vàng
Thần giao sự đã rõ ràng
Vườn đào kết nghĩa hai làng Vạn – Nga
Kìa Hát Thủy, nọ Nhị Hà
Sông bao nhiêu nước, nghĩa là bấy nhiêu
Nghìn thu một mực kính yêu
Đông Nam có một, đông triều không hai
Trước mừng quan cụ hiền tài
Sau mừng chư hậu sống vui thọ trường
Đời đời tình nghĩa thân thương
Anh em văn võ, mọi đường giỏi dang
Chị thì buôn bán đảm đang
Em thì canh cửi khôn ngoan đủ điều
Đến đâu quan quý, dân yêu
Tối trưa yến tiệc, sáng chiều dạo chơi
Hoa thơm bay ngát ngoài trời
Vạn - Nga giao hảo đời đời đệ huynh.


Bài ca Nga My – Vạn Phước

Trước lạy chư vị đức tối linh
Sau mừng đôi dân đồng thượng hạ
Bách niên hảo hội nhất đán trùng tân
Trên ân mang mưa móc chín lần
Dưới nhờ bóng tôn thần liệt vị
Vui tám cõi, mưa hòa, gió thụy
Mừng bốn phương, già trẻ khỏe vui
Bốn mươi ba năm mới có một thời
Đàn vang cung Bắc, rượu mời nước non.


Nhớ nghĩa cũ hai làng đính ước
Thanh Trì kia năm trước vỡ đê
Mười ba năm dân sự khát khê
Công trình kể đắp đi, đắp lại
Việc đê chính lạ sao là lạ
Bất nhật thành, đê đã hoàn long
Ai ai đều vui vẻ thong dong
Nhờ Thần Lộc dân công mà biết mấy
Cá ngũ sắc nổi bên sông đầy dẫy
Thấy hiền lành trông thấy lạ lùng sao
Hay là Thần dữ, Thần giao
Nên hai dân vườn đào mà kết nghĩa
Từ khi ấy nặng tình giao khế
Đại tang, cầu, rước, tế, hội đồng
Trên thờ ngũ vị đức lanh thông
Dưới thù tạc một lòng hoan hỉ
Đường xa cách quan hà bách lý
Tình nghĩa này huynh đệ nhất gia
Hát Giang sánh với Nhị Hà
Anh là Vạn Phước, em là Nga My
Thanh Oai cùng với Thanh Trì đồng thanh
Một vùng nước biếc non xanh
Chữ ân càng nặng, chữ tình càng sâu
Mùi chi lan thơm nức hoàn cầu
Tiếng đồn dậy khắp qua Âu sang Á
Kính trọng quá, lại yêu mến quá
Cõi trần Nam ắt dễ có hai
Khi vui một chén quan hà
Chúc anh về trăm dặm đường xa
Lòng em thương nhớ, em ra trông trời
Chúc cho thiên hạ tài bồi
Độ cho dân được ngàn đời hơn nay
Ngàn thu gió mát khôn lay



Đường ra Vạn Phước quê anh

Bước chân ra khỏi Cầu Nang
Ba Hàng, Cầu Nẩy, rồi sang Bình Đà
Chợ Tư lối cũ đây mà
Bao nhiêu cá, thịt, lợn, gà, rau tươi
Phố phường buôn bán đông người
Ô tô chạy ngược, chạy xuôi đường liền
Rẽ sang Tây Quả, Sinh Liên
Bên làng Đại Định gần miền Đổng Tu
Cây cao gò đống lù lù
Bảo nhau Quán Quạ, Bù Rù còn xa
Từ thôn Phượng Lịch trở ra
Thiên Đông muốn đến phải qua cửa đình
Lại qua sông nhỏ nước xanh
Sang đò rồi phải đi quanh cánh đồng
Hết làng Đan Nhiễm vừa xong
Có sáu quán lợp ngói hồng xinh thay
Tiếp theo Hạ Thái thôn đây
Rủ nhau vào quán, gốc cây tạm ngồi
Ăn trầu, uống nước nghỉ ngơi
Đôi chân bớt mỏi, thảnh thơi lên đường
Rồi đi đến xã Xuân Trường
Trầu không trồng cả bên đường cái đi
Thăm miền Nam Tử một khi
Rồi qua cửa huyện Thanh Trì Vui sao
Xăm xăm rẽ lối bước vào
Đống Tu, Chợ Nhát, thuốc lào ngon thay
Trèo lên ngắm cảnh trời mây
Thanh Trì đê ấy nhớ ngày năm xưa
Trải bao năm tháng nắng mưa
Tình anh, nghĩa chị vẫn chưa phai mờ
Bao lần tiệc đụng dưới cờ
Bao lần thăm hỏi, sớm trưa mặn nồng
Tình anh, em vẫn hằng mong
“ Vườn đào kết nghĩa” vun trồng bền lâu
Mong sao như ý sở cầu
Mong sao Nga – Vạn bên nhau đời đời.
1928


                     2/ Cụ Hà Đắc Thụy ( 1924 – 2008)
 Cụ Hà Đắc Thụy là người xóm Nhân Mỹ, còn gọi xóm Ngõ Ba, cụ là người tâm huyết với công việc chung của làng. Cụ đã bỏ công sức sao chép lại hệ thống hoành phi, câu đối ở Đình làng và đã sơ dịch để giữ gìn tài sản văn hóa của làng ta. Cụ viết trường ca “ Quê hương Nga My”, dưới đây là trích đoạn.


Quê Hương

Hát Giang sơn thủy hữu tình
Địa linh nhân kiệt quê mình còn ghi
                                       Quê tôi ấp trại Nga My
Triều đại Nhà Hán đã ghi rành rành
Đại Vương nhị vị lừng danh
Kinh qua, Ngài thấy dân lành chưa thông
Mở trường giáo hóa hết lòng
Luyện tâm, luyện đức, cầu mong nhân tài
Truyền thuyết kể lại không sai
Dịch được Thần phả thấy tài đức vua
Quán Thiện tên gọi khi xưa
Quán trên mai một, dưới (1)giờ còn kia
Ngôi đình thượng cổ nhớ ghi
Tại xóm Nhân Mỹ (2) khi xưa thờ thần
Đất lành hội tụ đông dân
      Chuyển Thần về Ải(3), rước Thần nguy nga
Nhân chứng còn lại người già
Bãi xưa trồng vải, quán là rừng cây…

   Chú thích của tác giả:
    (1) Dưới: Quán dưới, Quán Thiện còn truyền miệng: Sông sáu đầu biết bao giờ cạn; Quán Nga My biết vạn nào cây”
(2)   Xóm Nhân Mỹ: Còn gọi là xóm Ngõ Ba
(3)   Ải: Xóm Ải, nay gọi là xóm Lam Đình



3/ Cụ Nguyễn Huy Hiên,
          Cụ Nguyễn Huy Hiên, người xóm Thượng Du, sinh năm 1928, Hội viên Hiệp hội thơ Đường luật UNESCO Việt Nam, người đã tìm và sao được Thần tích của Nga My Thượng.


Thần Phả 1

Mừng sao Thần tích thấy rồi,
     Thôn Nga My Thượng bao đời chờ mong
Bây giờ già trẻ vui lòng
Thấy được sự tích sáng trong quê nhà
Đã hơn hai chục ngày qua
                                 Phụ Mẫu Đức Thánh từ xa trở về
      Thương dân giáo hóa dạy nghề
                                  Hai con văn võ mọi bề tài hoa
Sắc phong chiếu chỉ ban ra
   Nhị vị Thượng Đẳng, làng ta kính thờ
Bao đời lòng những ước mơ
                                  Sử thần tỏa sáng bây giờ vui sao.

Thần Phả 2

Thần tích thôn ta đã thấy rồi
    Nỗi vui tràn ngập mãi trong tôi
Bốn năm xuôi ngược tâm không nản
Ngọc phả hoàn thành dạ thảnh thơi



Cội Nguồn Hội làng

Mười hai tháng một Hội làng
Là ngày sinh nhật Thành hoàng thôn ta
Nhờ có Thần phả quê nhà
Ngàn đời nay mới tìm ra cội nguồn

Theo dòng lịch sử

                                     Nga My có lúc gọi làng Mai
     Đất hẹp, người đông mới tách hai
              Thuở trước Tiền nhân tình chẳng nhạt
         Ngày nay hậu thế nghĩa không phai

         Hai thôn Thượng - Hạ của Nga My
Nét đẹp xa xưa sớm diệu kỳ
        Dạ ước tình huynh luôn phát triển
                                     Lòng mong nghĩa đệ mãi duy trì

Về cội nguồn

    Cội nguồn My  Thượng với My Dương
Nghĩa cử hào hoa đã mở đường (1)
Tám chục năm qua luôn  thắm sắc
Tình huynh nghĩa đệ tựa lan hương
                                                             15/1/2008


         Chú thích của tác giả:   (1) Năm Mậu Thìn ( 1928) dưới em ra Quan anh Vạn Phúc dự hội 3 ngày, nên nhờ anh ( My Dương) xuống bảo vệ Đình Chùa, tính mạng, tài sản cho thôn em


Cội nguồn Vạn - Nga

Vạn - Nga, Nga - Vạn từ đâu
Từ trong lao động dãi dầu nắng mưa
                                         Từ trong sáng cháo ngô trưa
                                  Từ trong mai đấu năm xưa nên tình



Đón anh
Ất Hợi tháng một ngày rằm
Tin anh Vạn Phúc vào thăm, em mừng
Toàn dân phấn khởi tưng bừng
Trống dong cờ mở lẫy lừng vui sao

Cờ hồng liềm búa

   Đình làng My Thượng quê tôi
Nguy nga lộng lẫy bao đời kém đâu
Trải bao mưa nắng dãi dầu
    Đình làng càng đẹp nặng sâu nghĩa dày
     Trước năm 42 nơi đây ( 1942)
Cờ hồng liềm búa ngọn cây nơi này
    Trải qua nhiều trận đánh Tây
      Đình làng hầm nhốt chứa đầy Việt gian
Căm thù quân giặc bạo tàn
Đang tay nỡ đốt đình làng xót xa
Hôm nay thăm lại đình nhà
          Mừng vui thấy cảnh thật là khang trang
                                                    19/8/1954

Cất nóc đình làng

Mười sáu tháng chạp vui sao
             Lòng người thôn Thượng xiết bao vui mừng
  Toàn dân nhộn nhịp tưng bừng
Trẻ già phấn khởi vui mừng biết bao
 Giàn giáo tầng thấp, tầng cao
Cụ Sức đại thọ tuổi cao nhất làng
Khăn hồng, áo đỏ, quần vàng
  Là người đặt nóc đình làng hôm nay
Tù và, chiêng trống vui thay
    Loa đài trầm bổng suốt ngày âm vang
Cảm ơn bao tấm lòng vàng
      Gần xa công đức, dân làng quên đâu
Sổ vàng ghi lại mai sau
Họ tên tô đậm dài lâu sáng ngời
                                                           16 tháng chạp Tân Tỵ ( 2001)

Vô đề
Ngũ trang thần tích tựa vầng Đông
    Gương sáng Đại Vương tỏa ánh hồng
                                  Quân Hán bủa vây ra cự chiến
Hy sinh tại chỗ giữa khu đồng (1)

                                                                   12/11/Mậu Dần ( 1998)
                Chú thích:
                  (1) Ngày xưa gọi là khu Đống, gồm: Đống Thánh, Đống Mẻ, Đống Bàng, Đống Ba,... Nay là khu Đồng tắt ngoài, là ruộng của thôn NgaMy Thượng. Lăng mộ của Đức Thánh ở đây và mả con ngựa chiến của Ngài ở xứ Nang gần đó.

Tiễn anh

       Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
   Nhớ tình, nhớ nghĩa sáng ngời Vạn - Nga
                                     Từ thời nhà Lý vua ta
                               Thanh Trì đê vỡ mười ba năm liền
Chiếu vua sứ giả phán truyền
Trong em trai gái thay phiên lên đường
Nhớ đê Đình Nhĩ đau thương
Cùng nhau mai đấu vấn vương nên tình
Nhớ đê Vạn Lập đinh ninh
Anh em hợp lực nghĩa tình thủy chung
Nhớ đê Cơ Xá thâm trùng
Nhờ anh giúp đỡ vui mừng lắm thay
Bâng khuâng giờ phút chia tay
Mong sao nhanh chóng có ngày đón anh
Cầu mong hai xã tiến nhanh
Hai thôn đổi mới để thành giàu sang


   







4/Cụ Mai Lưu
                  Cụ Mai Lưu tên thật là Lê Quỳnh Lưu, người xóm Lan Đình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, Thanh Oai Hà Tây

Gửi tấm lòng thán phục
(Kính tặng cụ Giáo Hiên)

                                                  Mấy bố con
Ở quê - Hà Nội
                                                 Ý một lòng mong đợi
                      Thần phả làng cụ đã xong lâu
                                Cội nguồn còn, nghĩa nặng tình sâu
                         Lại mong đình thêm nhà đại bái
                         Cùng mấy cụ mấy ông đâu ngại
                                  Dâu, gái góp đầu, đoàn ước gặp may
                       Con chở cha, xe chạy như bay
                         Bao số nhà hỏi thăm thấm mệt
                                Gặp người thân, người chưa hề biết
                             Lá thư tình, nên nghĩa thành quen
                                      Giữa phố phường, cuộc sống đua chen,
                                         Mới hiểu nông sâu, muôn hình, nhiều vẻ
                   Mấy bố con cả ngày lặng lẽ
                            Bởi nhẽ nào? Bao hướng cùng đi
             Mai đây đời sẽ nghĩ gì?
                                Riêng tôi gửi tấm lòng thán phục ./.

                  Chú thích: Ngày 21/11/1999, làng cử một số đại biểu của các ban ngành đi Hà Nội quyên giáo tiền của người trong thôn để làm đình. Đoàn gồm cụ Hà Đắc Thụy, Nguyễn Huy Hiên, Lê Quỳnh Lưu, Lê Xuân Đồng, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Văn Long, v.v. – Đoàn nhờ chị Nguyễn Thị Hằng, con gái cụ Nguyễn Huy Hiên, là người dẫn đường phái đoàn đi suốt cả ngày, đến từng nhà ở Hà nội để quyên giáo.



Bảo Vật

Nhớ lại đình ta có những gì?
   Thứ còn, cái mất, tiếc điều chi?
    Thành Hoành thờ đó đâu sự tích?
Dĩ vãng bao đời lúc thịnh suy!

         Cội nguồn muốn hiểu, dựa vào đâu?
Tiếc rằng quyển phả mất đã lâu
  Con cháu chỉ nghe lời truyền lại
                                     Bao thế hệ rồi kể cho nhau!

Bảo vật mừng sao đã thấy rồi
Ngũ trang đã dịch ý thành lời
                                    Bút tích sáng ngời điều minh chứng
    Gương thần gửi lại mãi cùng soi



Văn tê Thần Hoàng

               Duy, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Tây tỉnh, Thanh Oai huyện, Thanh Mai xã, Nga My Thượng thôn. Tuế thứ….. niên, thập nhất nguyệt, thập nhị nhật
              Kính thỉnh Nhị vị Đại vương thân, đồng thượng hạ đẳng toàn dân kính dâng lễ vật hương hoa. Thần hoàng chứng giám

Từ ngày lập ấp
  Nga My sinh sôi
      Bốn mùa xanh tươi
      Ơn Thần khai dựng

         Nay xin cầu nguyện
     Đồng bãi bội thu
             Ngành nghề phát triển
          Tiền nhiều, thóc dư

          Đội trên, xóm dưới
          Cửa hiệu, nhà hàng
           Tường xây mái ngói
                 Môi trường khang trang

     Mong sao dân trí
          Con cháu giỏi giang
                                              Thơ ca các cụ
Vui giữa đình làng

Ước ao cuộc sống
Hiếu, hỉ văn minh
Trẻ, già mẫu mực
   Trọn nghiã vẹn tình

Ơn Thần, ơn Bác
                                                 Liệt sĩ gần xa
Phù hộ mọi nhà
          An khang thịnh vượng

                                           Nam nữ, lão ấu thôn Nga My Thượng ngưỡng mộ nhị vị Đại Vương thần cầu nguyện.
                                                                   Cẩn cáo

( Bài Văn tế này đọc ngày Hội làng năm 2000)



Những vì sao

Lưu danh nhị vị bậc anh hào
    Thần tích năm trang thỏa ước ao
              Võ nghệ siêu cường, gươm dũng mãnh
     Văn chương lỗi lạc, bút thanh tao
      Quý dân khuyến học, tâm hồn lớn
Yêu nước hận thù, chí khí cao
    Trải mấy ngàn năm còn tỏa sáng
             Muôn đời ngưỡng mộ những “vì sao”






     





Số liệu

Tính đến tháng 5 năm 2010, Thôn Nga My Thượng có ( theo Hà Đắc Di):
02 bậc khoa bảng cũ ( Cử nhân và Tú tài)
04 Tiến sĩ hiện đại
15 Thạc sĩ
270 cử nhân
Trong đó 70 vị đã nộp bản sao bằng cấp cho Ban khuyến học Thôn.

Làng có 778 hộ dân với 3.139 khẩu ( 1.507 là nữ). Số liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến:


Phần sáu

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
                     THẦN TÍCH THÔN NGA MY THƯỢNG
    
    I. Đình làng Nga My Thượng và  Nhị vị Thành Hoàng
    1. Đình làng và tục thờ Thành Hoàng:
         Theo trí nhớ của  cụ Hà Đắc Thụy ( 1924 – 2008), ngôi Đình thượng cổ của làng ta trước đây đặt tại xóm Nhân Mỹ ( thường gọi là xóm Ngõ Ba) là trung tâm của làng theo trục Đông - Tây. Chắc rằng lúc đầu ngôi Đình còn đơn sơ, đất hẹp, vì vậy dân làng có nguyện vọng xây dựng ngôi Đình khang trang hơn và chuyển địa điểm ra xóm Ải ( nay gọi là xóm Lan Đình). Đến đời vua Minh Mệnh ( (NGUYỄN PHƯỚC ĐẢM 1820-1840 ), không rõ năm nào, Cụ  Hà Bá Ích, được Triều đình ban cho chức Thủ Sĩ để làm Đình Làng Nga My Thượng. Để chọn thợ, Cụ Bá Ích đón hai hiệp thợ về làm nhà thờ chi rồi mời dân đến chọn một hiệp giỏi hơn cho ra làm Đình. Nhà thờ họ và Đình làng cùng làm rồi cùng bị giặc đốt. Riêng Nghi Môn không bị cháy nên còn lại đến ngày nay.

      Đời vua Minh Mệnh đầu xuân,
Ra ngôi Thủ Sĩ làm tân đại đình,
Trước làm Gia Tự thí trình,
Rồi đem thợ ấy làm đình giúp dân

 ( Theo Tài liệu của Kế Chí Tiên sinh Hà Sỹ Nghị,( 1893 – 1960)
          Ngôi Đình đó  bị Tây đốt năm 1949, tất cả sắc phong, Thần phả và ngôi Đình cổ hơn 100 tuổi đều đã không còn.
          Ngôi Đình hiện nay được dựng lại và làm trong nhiều đợt, theo tài liệu của làng ( Làng Nga My Thượng ) là vào năm 1952 và năm 1999. Trong bài thơ “ Cất nóc Đình làng”, Cụ Nguyễn Huy Hiên có ghi lại là ngày 16 tháng Chạp năm Tân Tỵ ( 2001), Đình làng ta hiện nay làm lại do Cụ Sức, người cao tuổi nhất làng, đã mặc áo đỏ, quần vàng, đầu quấn khăn hồng lên đặt nóc.
                              
         Ở dưới Bãi có Quán Trên và Quán Dưới là nơi thờ chính, còn ở  Đình là nơi thờ vọng hai vị thần Thành Hoàng làng ta.
    Nhân dịp này tôi có tìm hiểu về việc thờ Thành Hoàng.  Trước hết ta tìm hiểu quan niệm của người xưa về Thành Hoàng. Thành hoàng (chữ Hán: 城 隍) là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần Thành Hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân ( bảo vệ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Thần Thành Hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo người dân, chỉ có Thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của dân địa phương đó ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
     Hiểu được nhu cầu tâm linh của người dân, cộng thêm ý muốn tạo lập một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng chính thống của các Vương triều, để nhằm xóa bỏ dần tầm ảnh hưởng của các triều đại trước; nên dưới thời các vua đầu nhà Nguyễn, cứ ba năm xét ban sắc phong thần một lần. Chỉ riêng năm 1852, vua Tự Đức đã sai cấp đồng loạt 13.069 sắc phong cho cả nước (nhiều nhất là ở Nam Bộ).
        Theo sách Việt Nam phong tục (của Phan Kế Bính), thì mỗi làng phụng sự một vị Thành Hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị ( như làng ta thờ hai vị, làng Nhật Tân thờ bảy vị, làng Đình Bảng thờ tám vị), gọi chung là Phúc Thần.
        Phúc Thần có ba bậc:
         - Thượng Đẳng thần là những bậc thiên thần như Đổng thiên vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa...Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...Các vị này khi sống có công lao to lớn với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua biểu dương công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các vị thần ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, gọi là Nhân thần, triều đình có mỹ tự  phong làm Thượng Đẳng thần.
        - Trung Đẳng thần là những vị thần được dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh dị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo vũ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình phong làm Trung Đẳng thần.
      - Hạ Đẳng thần là do dân làng thờ phụng, mà không rõ sự tích , nhưng cũng thuộc về bậc chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ Đẳng thần.
        Ngoài ba bậc thần ấy, còn nhiều nơi thờ tùy tiện, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết...do dân tin bậy mà thờ  thì không được triều đình  phong tặng gì.
          Thành Hoàng được thờ trong miếu hoặc trong đình. Có nơi vừa có miếu vừa có đình. Làng to ( có nhiều thôn) thì mỗi thôn lập riêng một đình.
          Miếu  ( hay còn gọi là quán ) là chỗ quỷ thần bằng y ( ngự ), đình là nơi thờ vọng đồng thời để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường chọn những nơi đất đẹp, nhất là ở trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to, sông lớn. Đình thì tùy chỗ nào trung độ tiện cho dân làng hội họp. Đình và miếu thường trồng nhiều cây cối cổ thụ tạo sự thâm nghiêm, tĩnh mịch.
    2. Thành Hoàng làng Nga My Thượng:
          Theo Thần phả, Nhị vị Thành Hoàng làng ta là Nhân thần, thuộc bậc Thượng Đẳng thần và được sắc phong từ thời Hán Bình Đế.  Không thấy các triều đại và các đời vua Việt Nam ban sắc phong tiếp, hoặc có lẽ cũng đã bị cháy năm 1949 rồi. Thật đáng tiếc.

     Bản Thần tích mà chúng ta có hôm nay được Nguyễn Hữu Dực ( chắc là Đổng lý văn phòng )  phụng mệnh vua Thành Thái sao lại vào năm 1899 cho hai thôn Nga My Thượng, Nga My Hạ thờ phụng ( như vậy Trại Nga My gồm 2 thôn).

Tư liệu về vua Thành Thái:
Thành Thái
Hoàng đế Việt Nam
Vua nhà Nguyễn
       Trị vì
Tiền nhiệm
Kế nhiệm

        Hậu duệ

       Tên húy
                                     Nguyễn Phúc Bửu Lân
        Niên hiệu
Thành Thái (1889 - 1907)
Thụy hiệu
Hoài Trạch Công Hoàng Đế
Triều đại
Hoàng gia ca
Thân phụ
Thân mẫu
Từ Minh Hoàng hậu Phan Thị Điểu
Sinh
Mất
An táng
An Lăng (lăng Dục Đức)


       Vua Thành Thái (chữ Hán: 成泰; 18791954) là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm NghiDuy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc

     Chúng ta chú ý một chi tiết là Đức Thánh “ Thiện” hóa và an táng tại phủ Long Biên, ngay khi đó vua Hán đã sai sứ đến tế, lại phong cho làm phúc thần cho dân phủ (phủ Long Biên) lập miếu thờ phụng. Như vậy nơi thờ chính của Thần là Phủ Long Biên. Còn  Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Nga My thuộc diện được rước mỹ tự về thờ phụng.

      Đức Thánh “ Thiện” được phong  Thiện Nguyên Công, Tế thế, Hộ quốc, Đại Vương.
      Đức Thánh “Quang” được phong là Quang Lai Công, Dực vận, Hiển hựu, Đại Vương

     -  Theo tôi hiểu, Thiện Nguyên Công là tước công, cao nhất trong năm tước ( công, hầu, bá, nam, tử). Khi còn sống ngài đã được phong tước Hầu, khi hóa, ngài được truy tặng tước Công, gọi là Thiện Nguyên Công. Quang Lai Công cũng vây, cũng là tước công đựoc truy tặng, gắn với tên húy.

        Trong lịch sử nước ta cũng có một số người được phong tước công gắn với tên riêng. Ví dụ: Võ Duy Chí, làm quan đời Lê Thần Tông, quê Hải Dương được phong tước Công gọi là Chí Quận công.

      - Tế thế, Hộ quốc, Dực vận, Hiển hựu là những mỹ tự dùng để ca ngợi, biểu dương công trạng của Thần. Tế thế  lấy trong câu ( động từ )  Kinh bang Tế thế”, với nghĩa là  “ dựng nước giúp đời”  để  ca ngợi tài năng của người được nói tới. Thí dụ: Nguyễn Trãi có tài Kinh bang tế thế.

         - Hộ quốc là bảo vệ đất nước, giữ nước. Có câu”: Hộ quốc tỳ dân” có nghiã là bảo vệ đất nước, giúp đỡ nhân dân.

          - Dực vận, Hiển hựu những mỹ từ chỉ sự hiển linh giúp nước, yên dân ( có lẽ từ câu: Khang dân dực vận).      
           
       - Đại vương là tước hiệu cao nhất ( đối với những người không phải là vua chúa) được phong cho thần .

        Tôi hiểu một cách đơn giản thì nhà Vua dùng các mỹ tự để thể hiện Duệ hiệu của hai Ngài, Duệ hiệu gồm có 3 phần:

Tước vị khi làm quan của triều đình ( nơi trần thế)
Tài năng, đức độ, công lao
Tước vị trong thế giới thần linh
Thiện Nguyên Công
Tế thế, Hộ quốc
 Đại Vương
Quang Lai Công
Dực vận, Hiển hựu
Đại Vương

        Gộp cả lại là một câu thống nhất mà những từ đứng trước từ Đại Vương đóng vai trò tính từ, bổ nghĩa cho danh từ Đại Vương. Thế cho nên có những vị thần được các triều đại bổ sung thêm các tính từ ( mỹ tự ) và Duệ hiệu hoặc Miếu hiệu ( nếu là của các bậc đế vương ) cứ dài dần ra.

 Thí dụ
     - Năm Hi tông Hoàng đế thứ 10 (1623) sắc phong cho Ông Lương Văn Chính là tiền trấn doanh tham tướng, phù quận công bảo quốc chi thần.

     - Năm Hi Tông Hoàng đế thứ 14 (1627) sắc phong cho Ông Lương Văn Chính là: tiền trấn doanh tham tướng, phù quận công bảo quốc, hộ dân chi thần.

     -  Năm Thế tông canh thân năm thứ 2 (1740) tặng thêm cho Ông Lương Văn Chính là tiền trấn doanh tham tướng, phù quận công bảo quốc hộ dân hựu thuận chi thần

       - Năm Vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 5 (1744) tặng thêm cho Ông Lương Văn Chính là tiền trấn doanh tham tướng, phù quận công bảo quốc hộ dân hựu thuận phong công chi thần

       - Năm Vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 tặng thêm cho Ông Lương Văn Chính là : tiền trấn doanh tham tướng, phù quận công bảo quốc hộ dân hựu thuận phong công tinh tiết chi thần. v. v…

    II.  Một số nghiên cứu ban đầu  nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự tích các Thần Thành Hoàng làng ta;

  1. Khái quát giai đoạn Nhị Vị Đại vương xuất thế.

    Để dễ dàng nắm đựơc toàn cảnh tình hình thời kỳ hai vị Đại Vương ra đời, hoạt động và hành tại Nga My đã nêu trong thần tích, tôi xin nêu rất tóm tắt tình hình trước, trong và sau giai đoạn từ Hán Chiêu Đế đến Hán Ai Đế. Giai đoạn trước lấy từ thời Thục Phán An Dương Vương, giai đoạn sau tính đến thời Hai Bà Trưng. Sở dĩ lấy bối cảnh như vậy vì An Dương Vương và Hai Bà Trưng là những nhân vật lịch sử người Việt Nam nào cũng biết, vì vậy dễ liên hệ.

    Năm Giáp Thìn ( 257 trước CN ) Thục Phán đánh bại vua Hùng thứ 18, chiếm nước Văn Lang, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, sau đó đánh thắng 50 vạn quân Tần xâm lược, xây thành Cổ Loa và đóng đô tại đó. Nhà Thục tồn tại 50 năm ( 257- 207 TCN).

       Nhân khi nhà Tần suy yếu ( đời Tần Nhị Thế), Triệu Đà  lập ra nước Nam Việt gồm  3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận (  thuộc Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc), tự xưng là Nam Việt Vũ Vương và xâm lược nước Âu Lạc ở phía nam. Triều đình Cổ Loa mất cảnh giác bị Triệu Đà cho quân tiến đánh. An Dương Vương tự tử. Nước Âu Lạc bị chia làm 2 quận (là Giao Chỉ & Cửu Chân) và bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà (207 tr.CN – Giáp Ngọ). Nước Nam Việt tồn tại được năm đời vua, tổng cộng 97 năm. Trong các tài liệu lịch sử , các triều đại phong kiến đều đưa giai đoạn  họ Triệu cai trị vào lịch sử Việt Nam, coi đó là một giai đoạn lịch sử kế tục  giai đoạn  Thục phán An Dương Vương ( chứ không phải là bị ngoại bang thống trị), tuy nhiên nhiều nhà sử học không tán hành điều đó.

       Ở bên Trung Quốc, sau khi tiêu diệt nhà Tần, Lưu Bang ( Hán Vương) tiến hành chiến tranh và đánh thắng Hạng Võ ( Sở Bá Vương ). Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế ( Hán Cao Tổ), thành lập chính quyền đế quốc Đại Hán trên toàn đất Trung Hoa. Vương triều nhà Hán chia làm 2 giai đoạn nên thường gọi là Lưỡng Hán. Lưỡng Hán tồn tại từ năm 206 truớc CN đến 220 sau CN. Cao tổ Hoàng Đế Lưu Bang ( làm vua từ năm 206 tr.CN đến năm 194 tr .CN) là người mở đầu nhà Hán cách đây 2.215 năm. Trong đó Tây Hán (hay Tiền Hán) từ năm 206 trước CN đến năm 25 sau CN,  gồm 15 đời vua. Đông Hán ( hay Hậu Hán) từ năm 25 đến 220 sau CN, gồm 12 đời vua.

     Sau Hán Cao Tổ 6 đời vua là Hán Vũ Đế. Hán Vũ Đế ( 140 đến 86 trước CN) chiếm nước ta vào năm 111 trước CN. Sau Hán Vũ Đế là Hán Chiêu Đế. Sau Hán Chiêu Đế, cách 3 đời vua nữa gồm 68 năm là đời vua Hán Ai Đế ( là đời vua thứ 11 của nhà Hán).

       Năm 111 tr.CN ( Canh Ngọ), Nhà Hán ( lúc đó là năm Nguyên Phong thứ nhất đời Hán Vũ Đế)  thôn tính nước Nam Việt, chia thành 9 quận, trong đó nước Âu Lạc cũ bị chia làm 3 quận là: Giao Chỉ ( Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc trung Bộ), và Nhật Nam ( Trung Trung Bộ ).

       Năm 106 tr.CN ( Ât Hợi), Nhà Hán lập Giao Chỉ Bộ, bỏ đi 2 quận ở ngoài biển ( Châu Nhai và Đạm Nhĩ nhập vào Hợp Phố), cai trị 7 quận ( gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây và Miền Bắc Việt Nam hiện nay). Trung tâm của  Giao Chỉ Bộ là quận Giao chỉ. Trị sở của quận Giao Chỉ là đất Mê Linh ( Hạ Lôi, Mê Linh, Vĩnh Phúc). Đứng đầu Châu ( hoặc Bộ) là chức Thứ Sử, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Mỗi quận có một viên Thái Thú và một viên Đô úy ( phụ trách dân sự và quân sự ). Bên dưới quận là các huyện vẫn do người địa phương nắm giữ và trị dân như cũ. Phương thức bóc lột vẫn là cống nạp.

       Đây là thời kỳ Tiền Hán ( còn gọi là Tây Hán). Theo như Thần tích, hai vị Đại Vương ra đời và hoạt động trong thời kỳ từ đời Hán Chiêu Đế  cho đến Hán Ai Đế. Từ Hán Chiêu Đế đến Hán Ai Đế có các đời vua sau: Hán Chiêu Đế ( 13 năm ), Hán Tuyên Đế ( 26 năm), Hán Nguyên Đế (16 năm), Hán Thành Đế ( 26 năm ), Hán Ai Đế ( 6 năm ), tiếp đó là đời vua Hán Bình Đế ( 5 năm), người đã phong Thần cho 2 vị Đại Vương.

     Sang thời Đông Hán ( Hậu Hán), vua Hán Quang Vũ tiếp tục cai trị nước ta ( từ năm 25 đến năm 58 ), năm 34 ( Giáp ngọ) cử Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ. Tô Định tàn ác, lòng dân Âu Lạc oán hận.

     Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng hội quân ở sông Hát, lập đàn thề, phất cờ khởi nghĩa, đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Hán, Bà Trưng Trắc lên làm vua, gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.

      Năm 43 ( Quý Mão) Nhà Hán sai Mã Viện mang quân phản công, Hai Bà Trưng hy sinh anh dũng, nhà Hán lại tiếp tục cai trị nước ta cho đến năm 220.  

         2.  Về hai vị Đại Vương và một số nhân vật, địa danh được đề cập đến trong Thần tích:

        2.1. Hai vị Đại Vương sinh ra thời Hán Chiêu Đế. Hán Chiêu Đế tên là Lưu Phất Lang, sinh năm 95 trước CN, làm vua từ năm 86 đến 73 trước CN ( như vậy làm vua lúc 9 tuổi). Hán Chiêu Đế lên ngôi vua cách đây 2.096  năm ( 2010 + 86). Trước cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 126 năm.

* Tư liệu về Hán Chiêu Đế:
Hán Chiêu Đế
Hoàng đế Trung Hoa
Hán Chiêu Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, một họa sĩ thời Đường
Hán Chiêu Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, một họa sĩ thời Đường
Hoàng đế nhà Hán
Trị vì
 86 TCN73 TCN
Tiền nhiệm
Nhiếp chính
Kế nhiệm

Hoàng hậu
Thương Quang hoàng hậu
Tên thật
                       Lưu Phất Lăng
Niên hiệu
Thủy Nguyên (87 TCN80 TCN)
Nguyên Phượng (80 TCN75 TCN)
Nguyên Bình (74 TCN)
Thụy hiệu
Hiếu Chiêu Hoàng đế
Triều đại
Thân phụ
Thân mẫu
Câu Dặc
Sinh
Mất
An táng
Bình Lăng

   2.2. Quang Lai Công mất vào thời kỳ  Hán Ai Đế trị vì. Hán Ai Đế (chữ Hán: 漢哀帝; 26 TCN – 1 TCN) tên thật là Lưu Hân (劉欣) là vị vua thứ 12 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông ở ngôi từ năm 7 TCN đến năm 1 TCN. Như vậy, Hán Ai Đế lên ngôi vua cách đây 2.017 năm . Trước cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 47 năm.
* Tư liệu về Hán Ai Đế:
Hán Ai Đế
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Hán
Trị vì
Tiền nhiệm
Kế nhiệm

Tên thật
                                                    Lưu Hân
Thụy hiệu
Hiếu Ai Hoàng đế
Triều đại
Thân phụ
Định Đào Cung vương Lưu Khang
Sinh
Mất

   *Tư Liệu về Hán Bình Đế, người sắc phong thần cho Nhị vị Đại Vương:
     Hán Bình Đế (chữ Hán: 漢平帝;  9 TCN - 5), tên thật là Lưu Khản (劉衎) hay Lưu Diễn, làm vua từ năm 01TCN đến 05 CN. Lên ngôi lúc 09 tuổi, cách đây 2.010 năm,  bị gian thần Vương Mãng bức chết khi 14 tuổi, .là vua thứ 13 nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông ở ngôi từ năm 1 TCN - 5 CN.

     2.3. Về  Bảy quận ở Nam Việt thời Hán Chiêu Đế:

       Năm 111 trước CN, sau khi xâm lược Nam Việt, nhà Hán đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ và chia thành 9 quận: 
-         Nam Hải ( nay là Quảng Đông TQ)
-         Thượng Ngô ( nay là Quảng Tây TQ)
-         Uất Lâm ( nay cũng thuộc Quảng Tây TQ)
-         Hợp Phố ( nay cũng thuộc Quảng Đông, TQ)
-         Giao Chỉ  ( nay thuộc Bắc bộ VN)
-         Cửu Chân ( Thanh Hóa)
-         Nhật Nam  ( Nghệ An, Hà Tĩnh)
-         Châu Nhai ( thuộc đảo Hải Nam TQ)
-         Đạm Nhĩ ( cũng thuộc đảo Hải Nam TQ)

       Trong  9 quận đó chỉ có 3 quận thuộc Âu Lạc của chúng ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

       Chín quận nói trên về sau bỏ đi 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ ( nhập vào Hợp Phố ), còn lại 7 quận.

       Trong Thần tích có nói đến 7 quận là Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Thương Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Lộc Lãnh. Trong đó Phiên Ngung là nơi đóng đô của Triệu Đà, nay là Quảng Châu, thuộc Quảng Đông Trung Quốc. Các quận Quảng Tín, Phiên Ngô, Lộc Lãnh, tôi có tra cứu nhiều tài liệu nhưng không thấy nói đến. Tuy nhiên chắc chắn không phải ở Việt Nam vì ở Việt Nam lúc đó chỉ có 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam mà thôi.

      2.4. Về chức tước của  Nhị Thánh khi tại thế:
       
    Thần tích từ đoạn chép: “Về sau ông bà sinh hạ được ông Thiện…” cho đến  câu “ Ngày hôm đó ông không bệnh tật gì mà hóa ( vào ngày 10 tháng 8 năm Bính Ngọ)” chủ yếu nói về Đức Thánh “Thiện”.  Tiếp theo mới là nói về Đức Thánh “Quang”. Vì vậy câu viết : “ Dân chúng kính trọng suy tôn ông làm Châu trưởng”  là nói về Đức Thánh “Thiện”. Sau đó Ông Thiện được Sầm Bành tiến cử, Ngài mới được vua ưng thuận sai làm chức Châu Thú đem quân đi dẹp loạn. Còn Đức Thánh “Quang”, chỉ sau khi Đức Thánh “ Thiện” qua đời, vua Hán mới “sai ông Quang thay quyền cai trị ở phủ”, tức là cũng chức Châu thú.

        Qua Thần tích ta có thể hiểu rằng cả hai Ngài đều làm Châu Thú, một người làm trước, một người làm sau. Riêng Đức Thánh “ Thiện” còn đựoc dân suy tôn làm Châu Trưởng .

       Vậy có phải Đức Thánh “ Thiện” giữ hai chức Châu Trưởng và Châu Thú không? Không phải. Theo tôi, Chức Châu trưởng chỉ là do dân suy tôn lên (không có lương bổng), không phải chức do Nhà nước bổ nhiệm. Tuy nhiên Ngài đã rất tích cực hoạt động ở vị trí Châu Trưởng do dân cử, do đó Thái Thú Chu Chương mới dâng sớ tiến cử và nhờ vậy Ngài được Vua Hán Chiêu Đế phong tước Hầu. Đến khi 7 quận nổi dậy chống nhà Hán, Ngài được Sầm Bành tiến cử và lúc đó Ngài mới đựoc phong chức Châu Thú.

       Ở đây rất khó phân biệt chức vụ của Hai Vị Đại vương khi còn đương chức. Bởi vì:
    -  Chưa tìm  thấy có tài liệu nào nói đến  tên, chức tước và thời kỳ hoạt động của 2 Ngài ( ngoài Thần tích mà chúng ta đang có).

    -     Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” thì thời Tây Hán có Bộ Giao Chỉ ( sau này đổi thành Giao Châu) và Quận Giao Chỉ .
         Đứng đầu quận là Thái thú, cai quản các huyện trong quận. Quận Giao Chỉ (Giao Chỉ quận) nằm trong Bộ Giao Chỉ (Giao Chỉ Bộ). Đứng đầu Bộ Giao Chỉ là một Thứ sử ( cũng có lúc gọi là Thái Thú ) cai quản 9 quận như đã trình bày ở trên. Thứ sử đầu tiên là Thạch Đái. Quận trị của quận Giao Chỉ có thể ban đầu đã đặt tại Mê Linh, sau này đặt tại Liên Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Khi Chu Xưởng làm Thái thú, quận Giao Chỉ đã dời quận trị đến Long Biên.

       Theo Thần tích: “ Thiện Nguyên Côngđược phong làm Châu Thú đi dẹp loạn ở 7 quận. Sau đó lại có câu: “Từ khi ông làm Thái Thú…” Bản âm Hán - Việt viết: “Tự công vi Thái Thú…” và như vậy có thể hiểu là chức Thái Thú cấp bộ ( hoặc Châu) chứ không phải là cấp quận hay cấp huyện. Vì chỉ có ở cấp Bộ thì mới mang quân đi đánh dẹp ở 7 quận khác.

       Tuy nhiên sau đó lại có đọan “ Sau khi ông mất, vua Hán sai ông Quang thay quyền cai trị ở phủ” “ Đặng Nhượng sai ông Quang đi trấn giữ cửa ải”, nếu vậy thì chức mà “ Quang Lai Công” thay chỗ của “ Thiện Nguyên Công” không phải là Thái thú cấp Bộ, vì vẫn dưới quyền của Thái thú Đặng Nhượng ( là Thái thú cấp Bộ). Hơn nữa phía trên đoạn này còn có câu “ Ông ưng thuận rồi cùng ông Quang trở về phủ huyện”.  Có nghĩa là Ngài về phủ của huyện sau khi hành tại ở Nga My (chứ không phải về phủ của Bộ hay của Châu). Chính các chi tiết này lại làm tôi phân vân. Hay là Hai Vị Đại vương chỉ làm Thái thú cấp quận, mà là quận Giao Chỉ ( thì phủ của ngài mới ở đất Long Biên) và khi đi dẹp loạn 7 quận là do được nhà vua tạm trưng dụng mà thôi, sau đó lại trở về quận huyện. Nếu là Thái thú quận Giao Chỉ thì quận đó sau này giữ vị trí thủ phủ của Bộ Giao Chỉ và theo sách Tiền Hán thư, địa lý chí thì quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên và Chu Diên.
      Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, quyển III, Kỷ thuộc Tây Hán có chép rằng: “Đến cuối đời Vương Mãng, Giao Châu mục là Đặng Nhượng cùng các quận đóng chặn bờ cõi để tự giữ. Tướng nhà Hán là Sầm Bành vốn quen thân với Nhượng, bày tỏ công đức của nhà Hán. Bấy giờ Nhượng đem Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang và Thái thú các quận là bọn Đỗ Mục sai sứ sang cống hiến nhà Hán. Nhà Hán đều phong làm liệt hầu cả. Bấy giờ là thời Hán Quang Vũ năm Kiến Vũ thứ 5, là năm Kỷ Sửu ( năm 29 sau công nguyên)”. Đoạn này cho thấy  lúc đó có chức Giao Châu mục ( do Đặng Nhượng làm), dưới Giao Châu mục có Thái thú Giao Chỉ và Thái thú các quận. Nhân vật Tích Quang ở đoạn này rất giống với Quang Lai công  ( Đặng Quang), một trong hai vị thần Thành Hoàng làng ta, vì trong Thần tích cũng chép: “ Đến thời vua Ai Đế nhà Hán, Đặng Nhượng làm Thái thú đô hộ, gặp lúc Vương Mãng nổi loạn, Đặng Nhượng sai ông Quang đi trấn giữ cửa ải…”. Nhân vật Sầm Bành trong Thần tích là Thái thú bản châu; còn Sầm Bành trong Đại Việt sử ký toàn thư là tướng nhà Hán, quen thân với Đặng Nhượng. Chi tiết đi sứ để cống lễ vật cho nhà Hán, trong Thần tích, ông Thiện sai ông Quang “thay mình đến cống vua Hán đồng thời cho ông Quang làm việc ở phủ”; còn trong sử ký là Đặng Nhượng “đem Tích Quang và Thái thú các quận.. sai sứ sang cống hiến nhà Hán”. Sau Tích Quang, trong Sử ký có nói đến nhân vật Nhâm Diên có nhiều nét giống ông Thiện, Thành Hoàng làng ta. Sử ký chép: “ Phong hóa văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai Thái thú ấy” ( tức là ông Tích Quang và ông Nhâm Diên); còn trong Thần tích thì chép “ phong tục tốt đẹp ở Nam Châu đều nhờ công lao của ông” ( tức là ông Thiện). Vì có những nét tương tự như vậy, hơn nữa, tôi rất ngạc nhiên là hai vị Đại vương làng ta  có công trạng và được sắc phong  của các vua Hán như vậy, vì sao lại không thấy nhắc đến trong các tài liệu sử sách. Tôi tìm hiểu về ông Nhâm Diên và ông Tích Quang thì có các thông tin như sau:
            + Nhâm Diên (tiếng Trung: 壬延) , người huyện Uyển, là Thái thú quận Cửu Chân vào đầu thế kỷ 1 thời Hán Quang Vũ Đế, giai đoạn Bắc thuộc lần I trong lịch sử Việt Nam.
             Theo An Nam Chí lược: “ 12 tuổi (ông Nhâm Diên) đã thông hiểu Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân thu, nổi tiếng trong trường Thái học, người ta gọi là Nhâm Thánh Đồng.
           Nhâm Diên sang làm Thái thú khoảng sau năm 29. Ông là người trị dân có lòng nhân chính. Nhâm Diên ở Cửu Chân được 4 năm thì được thăng chức về Trung Quốc đi làm quan chỗ khác. Dân sự quận ấy ái mộ Nhâm Diên, làm đền thờ. Cớ người vì được nhờ quan Thái thú cho nên sau sinh con ra, lấy tên Nhâm mà đặt tên cho con để tỏ lòng biết ơn.
            +  Tích Quang , người quận Hán Trung. Vào đầu thế kỷ 1 thời Bắc thuộc lần I, ông sang làm Thái thú của Giao Chỉ. Ông là người trị dân có nhân chính.
             Tích Quang làm Thái thú quận Giao Chỉ từ đời vua Hán Bình Đế nhà Tây Hán, vào quãng năm 2 hay 3. Ông là người hết lòng lo việc khai hóa, dạy dân lấy điều lễ nghĩa, cho nên dân trong quận có nhiều người kính phục. Không rõ năm sinh, mất, chỉ biết rằng năm Kiến Vũ thứ 5 (29) đời vua Hán Quang Vũ Đế ông vẫn còn sai người sang cống cho triều Hán.
             Những điểm  giống nhau giữa ông Nhâm Diên và ông Thiện ( Thành hoàng), giữa ông  Tích Quang và ông Quang ( Thành Hoàng):
              + Nhâm Diên 12 tuổi được xưng là Thánh đồng, Thiện Đại Vương 13 tuổi cũng được xưng tụng là Thánh đồng, Hai người đều được dân lập sinh từ (thờ lúc còn sống) để thờ
               + Quang Đại Vương và Tích Quang có tên húy trùng nhau
               + Hai Đại Vương đều có công với dân và được thờ phụng. Trong các quan lại thời  nhà Hán, ngoài Sĩ Nhiếp ra, chỉ có Nhâm Diên và Tích Quang là được đánh giá có công với dân và được thờ. Hai Đại Vương của làng ta cũng có công như vậy ít nhất là trong phạm vi quận Long Biên, nhưng không thấy sách nào nói đến(?).
               + Quan điểm của tôi: Qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, có thể có sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhân vật lịch sử và dã sử. Nhâm Diên và Tích Quang là nhân vật được chính sử nhắc đến, độ tin cậy cao, hai người đều được đưa từ Trung Quốc sang Giao Châu. Thiện công và Quang công trong Thần tích được cất nhắc làm quan tại Giao Chỉ sau khi có mối quan hệ tốt với dân, được dân tín nhiệm tôn làm Châu trưởng. Rất có thể cha ông là người Hán  sang định cư tại Âu Lạc và lấy vợ người Việt ( ông Đặng Vận lấy vợ là Tạ Thị Cẩn, tên người Hán ít khi đệm chữ Thị, thường là người Việt, hơn nữa đây cũng là người trong quận). Sở dĩ phỏng đoán  Thiện Công là người Hán – Việt mà không phải là người Việt hoàn toàn vì ông có năng lực “giáo hóa” dân, dạy dân chữ nghĩa và ông khi 13 tuổi đã thông kinh thuộc sử. Chúng ta nhận thấy ngay đấy là văn hóa của người Hán.. Hai ông được vua Hán sắc phong Thượng đẳng phúc thần. Sắc phong này không thấy nhắc đến khi nói về Nhâm Diên và Tích Quang . Một ngàn năm Bắc thuộc, lịch sử của người Việt thường chỉ ghi bằng trí nhớ. Đại Việt sử ký toàn thư cũng chỉ được viết thành văn vào cuối thế kỷ XV, có nghĩa là 1.500 năm sau đó. Vì vậy chúng ta cũng không thể đòi hỏi chính xác được. Chỉ biết rằng, người nào thương dân, giúp dân, bảo vệ dân, có công với dân thì được dân thờ. Hai vị Đại vương Thành Hoàng làng ta là trong trường hợp đó.
     2.5. Quận Cửu Chân thời Hán Chiêu Đế nay thuộc xã, huyện, tỉnh nào?
       Theo sách “ Các triều đại Việt Nam” thì Cửu Chân là  Thanh hóa ngày nay. Nhưng theo Wikipedia thì thời thuộc Hán , quận Cửu Chân được thành lập là vùng đất bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Ninh Bình ngày nay. Lúc đó, Quận Cửu Chân gồm 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết.

       2. 6.  Phủ Long Biên thời Hán Chiêu Đế nay thuộc huyện, tỉnh nào?

       Theo “Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long- Đông Đô Hà Nội” của Đinh Gia Khánh thì Thành Long Biên ở ven sông Thiếp ( tức sông Ngũ Huyện Khê) chảy từ sông Hồng sang sông Cầu qua huyện Đông Anh ( ngoại thành Hà Nội), huyện Tiên Sơn, huyện Yên Phong, thị xã Bắc Ninh. Có lẽ thành này ở vào khoảng các làng Chi Long, Phong Khê, Đông Yên, thuộc huyện Yên Phong.

      Cũng có sách nói, Long Biên là Hà Nội ngày nay.

       2.7. Những nơi được thờ Đức Thánh như: Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương thời Hán Chiêu Đế nay thuộc thôn, xã,  huyện, tỉnh nào?

           Như đã trình bày ở trên, có 2 tài liệu viết khác nhau. Ý kiến của tôi cho rằng Cửu Chân thuộc tỉnh Thanh Hóa và một phần Ninh Bình ngày nay. Nhật Nam thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Nam Hải thì ở Trung Quốc ngày nay, còn Hải Dương, không biết có phải Hải Dương ngày nay không hay cũng là ở Trung Quốc. Vì nếu là Hải Dương hiện nay thì lúc đó phải thuộc quận Giao Chỉ. Trừ Trại Nga My ra, các nơi khác mà Thần phả nêu (chỉ nêu cấp quận), không thể xác định được thôn, xã, huyện, tỉnh cụ thể. Tôi đã tra cứu danh mục Thành Hoàng ở các tỉnh, nhưng không thấy tên “ Thiện Nguyên Công” “ Quang Lai Công”.

         Có một vài trường hợp tôi thấy nghi ngờ. tôi chép ra đây để cùng tham khảo. Đó là trường hợp các Thần có tên sắc phong là:

-         Tế thế Hộ quốc Đại Vương được thờ ở vùng Phú Thọ;
-         Thiện Công, thờ ở Hải Dương;
-         Thiện Công Tế thế Đại Vương, cũng thờ ở Hải Dương;
-         Dực vận… Đại Vương, thờ ở Hưng Yên, Hà Đông, Bắc Ninh, Sơn Tây;
-         Quang Công, thờ ở Bắc Ninh và Hải Dương.

Trích văn bản của Viện Hán - Nôm viết về điều trên:

Tế thế hộ quốc đại vương

Thiện công

Thiện công (hồi thiện tế thế... đại vương)

Dực vận ... đại vương

Quang công



     III. Một vài ý suy nghĩ từ những điều trên.

1.     Liên hệ qua nghiên cứu Thần tích Nhị vị Thành Hoàng.

      1.1. Dù Nhị Thánh là gốc Việt hay gốc Hán, và khả năng nhiều nhất là gốc Hán nhưng đã Việt hóa ( Ngài Đặng Vận lấy vợ họ Tạ là người Việt sống trong quận Giao Chỉ và sinh ra Thánh Đặng Thiện cũng trên đất Giao Chỉ), thì công đức của  hai vị Thành Hoàng  đối với dân  Nga My và với Âu Lạc trong thời kỳ lịch sử đó ( đến lúc đó, nhà Hán đã đô hộ được vài chục năm trên tổng số 1.000 năm Bắc thuộc) cũng được khẳng định trên một số mặt sau đây:
    - Dạy dân chữ nghĩa, hình phạt giảm nhẹ, dân chúng được an cư lạc nghiệp, hướng cho dân làm những điều ân nghĩa
    - Dũng cảm chống lại sự xâm nhập của quân Hán - Vương Mãng và đến khi chết vẫn linh hiển đuổi giặc bỏ chạy khiến cho “quân Vương Mãng không dám kéo đến xâm lược nữa”.
 Xét theo thời điểm lịch sử lúc đó, có thể khẳng định đây là những hoạt động tiến bộ so với các quan lại đương thời ( như Thái Thú Tô Định chẳng hạn) đáng được ghi nhận. Vì vậy hai Ngài mới được dân chúng tôn thờ , một là để nhớ công ơn, hai là để  trong cõi tâm linh, hai Ngài tiếp tục giúp dân làng ta  an cư lạc nghiệp.


      1.3. Chữ [công] trong Thần tích, cùng một chữ  , nhưng ở phần đầu có nghĩa là “ông” ( thí dụ : Đặng công húy Vận ) nhưng trong Duệ hiệu được sắc phong thì lại có nghĩa là tước Công. Nếu hiểu theo nghĩa là “ông” thì trong sắc phong cũng có thể hiểu theo nghĩa: “Thiện Nguyên Công” là “ông toàn thiện” hay là “người toàn thiện”. “Quang Lai Công” là “người mang ánh sáng tới”.

   
     1.5.Trại Nga My có từ thời Hán, ít nhất cũng cách đây hơn hai ngàn năm. Vậy làng ta là làng cổ, có truyền thống lâu đời. Chữ Nga My không biết có phải xuất xứ từ tên dãy núi Nga My nổi tiếng ở Trung Quốc hay không. Trước đây các cụ làng ta, trong thơ ca hay nói đến “ Nga sơn, Hát thủy”,  tôi còn nhớ ông Ngoại tôi làm thơ, trong đó có câu: “Non Nga, nước Hát  vững bền dài lâu “

   *Tư liệu về núi Nga My:
       Nga My sơn là ngọn núi nằm ở tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh Hoa - Tây Tạng. Nơi cao nhất của Nga My là Kim Đỉnh với độ cao 3.099m so với mặt biển. Với những tín đồ Phật giáo Trung Quốc, Nga My sơn cùng với Phổ Đà sơn (tỉnh Chiết Giang, cao 284m), Cửu Hoa sơn (An Huy, cao 1.341m), Ngũ Đài sơn (tỉnh Sơn Tây, cao 3.058m) hợp thành bốn ngọn núi linh thiêng nhất, được gọi là Tứ đại Phật giáo linh sơn. Nga My là ngọn núi gắn liền với tâm linh, nơi hiện diện khoảng 26 ngôi chùa lớn nhỏ.
        Đã bao đời, nơi đây được mang mỹ danh “Nga My Sơn thiên hạ tú” (núi Nga My đẹp nhất thiên hạ) quả thật không ngoa. Với địa thế cao chót vót, cảnh sắc bốn mùa tuyệt tác, Nga My đúng là một thắng cảnh có sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách. So với những ngọn "núi thiêng" tại Trung Quốc như Ngũ Đài Sơn, Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn, Hành Sơn, Tung Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn hay Hoa Sơn, Nga My Sơn đứng vào danh sách những ngọn núi cao nhất. Không những thế, còn là ngọn núi gắn liền với tâm linh, nơi từng xuất hiện và tồn tại những ngôi chùa nổi tiếng, theo phái Phổ Hiền Bồ tát.
      Nga My nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, khí hậu sẽ thay đổi theo độ cao của núi. Từ chân núi đến độ cao khoảng hơn 1.000m là kiểu khí hậu ôn đới ấm, từ độ cao 1.500m trở lên là khí hậu cận hàn đới. Từ độ cao 2.000m trở lên thì thời gian băng tuyết bao phủ ước chừng khoảng năm tháng mỗi năm, kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau.

Nga My là ngọn núi gắn liền với tâm linh, nơi hiện diện khoảng 26 ngôi chùa lớn nhỏ

      1.6. Ngày Hội làng ta là ngày 12/11 âm lịch hàng năm; qua Thần tích, chúng ta biết rằng, đó là ngày sinh ông Thiện ( sinh giờ Sửu, ngày 12 tháng 11 năm Giáp Ngọ).

2.Một số điều tản mạn chưa rõ hoặc còn phân vân.
        
       2.1.Theo Thần tích: “Lúc rảnh việc ông (Thiện Đại Vương) lại về hành tại Nga My, giảng giải cho dân những điều ân nghĩa, dân chúng đều bái tạ, nhân xin lấy chỗ hành tại, khi ông sống thì làm sinh từ, khi ông mất sẽ là nơi thờ phụng”. Như vậy làng Nga My đã thờ ngay từ khi Ngài còn sống ( sinh từ) và đền thờ sau khi Ngài mất cũng đặt tại nơi Ngài thường nghỉ tạm ở Nga My mỗi khi Ngài đến giúp dân. Trước đây làng ta có Miếu thờ Thần ở dưới bãi ( gọi là Quán), cửa Miếu hướng ra sông, tôi nhớ khi còn nhỏ có thấy rước Thần từ Miếu về Đình và từ Đình xuống Miếu. Không biết có phải Miếu đó thờ Nhị vị Đại Vương mà Đình là nơi thờ vọng hay không. Và không biết Miếu thờ đầu tiên đó có phải là nơi hai Ngài nghỉ lại mỗi khi về hành tại Nga My hay ở chỗ nào khác.
:

         
      2.2.Ở quê ta, đôi quang gọi là đôi gióng ( gióng gánh), có lẽ cũng là do kiêng tên húy của Thần ( Quang Lai công ). Vậy không biết có kiêng tên “Vận”, “Cẩn” và “Thiện” không?

      2.3. Về nguồn gốc của Thần, tuy ở trên tôi đã thiên về ý kiến cho rằng  hai Ngài là người Hán đã Việt hóa, nhưng về phương diện nghiên cứu, tôi vẫn còn phân vân. Nghe họ ( Đặng và Tạ ) thì có vẻ là người Việt, hoặc là người Hán đã Việt hóa. Nhưng chức vị quan tước và cách giáo hóa dân thì có vẻ là người Hán và công lao của Ngài ví như Sĩ Nhiếp ( là người có công mang nho học vào Việt Nam, cũng được phong Vương). Nếu hai Ngài chỉ làm Châu thú cấp huyện thì chắc là người Việt. Nhưng nếu là người Việt thì khó được sự quan tâm của Hoàng đế nhà Hán đến vây và sắc phong khó mà cao đến như vậy. Tại sao sử sách không thấy nói đến.

     2.4.Về năm sinh, năm mất,  không khớp với lời kể trong Thần tích

            Theo Thần tích, Đại Vương Quang sinh năm Kỷ Dậu. Kỷ Dậu là những năm: (– 132); (-72); (-12) ; (+49). Các năm (+49), (-12), (-72) không thể là ngày sinh của Ngài vì những năm đó đều là thời gian Hán Chiêu Đế đã mất rồi và đã chuyển qua các đời vua khác. Vậy Đại vương chỉ có thể sinh năm (- 132) đời Hán Vũ Đế. Nếu Ngài mất năm Đinh Mùi, là các năm (-14), (-74), (+47); vậy chỉ có thể là năm (-14 ), đời Hán Thành Đế, vì Ngài mất sau Đại Vương Thiện, nhưng như vậy Ngài thọ tới 118 tuổi (?)
     
           Đại Vương Thiện sinh năm Giáp Ngọ, chỉ có thể là năm  (- 87) ( các năm (- 147) ; (- 27); ( +34) cũng là Giáp Ngọ nhưng quá xa đời Hán Chiêu Đế).  Vậy là Đại Vương Quang hơn Đại Vương Thiện 45 tuổi. Nếu năm Đại Vương Thiện 18 tuổi  cha mẹ qua đời mà viết là năm Giáp Thân thì không hợp lý , vì Giáp Thân là các năm (-37),  (- 97); vậy chỉ có thể là năm Nhâm Thân (-69). Theo Thần tích, Ngài hóa vào năm Bính Ngọ, khi đã 70 tuổi. Nhưng Bính Ngọ là năm ( - 15), vậy là 72 tuổi.
  
      2.6. Đại Vương Thiện được lệnh đi dẹp loạn ở 7 quận ( trong danh sách không có Cửu Chân); nhưng khi đi thì lại đến dẹp ở Cửu Chân đầu tiên. Có sự nhầm lẫn gì chăng.
     
        V. Thay lời kết cuối,  tôi  xin có đôi câu đối và một bài thơ biểu thị suy nghĩ của mình  như sau:
1/ Câu đối:
        - Chín chữ sắc phong, hướng về Nhị Thánh, ấy cõi tâm linh, Thượng Hạ hai Thôn, dân chúng đồng lòng phụng sự.

        - Năm trang thần tích, gợi nhớ ngàn xưa, đó chính cội nguồn, Nga My một Trại, cha ông khởi nghiệp từ đây.

2/ Bài thơ như sau:

Cố hương
Cố hương bên dòng sông Đáy
Ngày xưa còn gọi Hát giang
Tên làng là tên ngọn núi
Nổi danh đẹp nhất trần gian  (1)

Phải chăng tiền nhân thuở trước
Qua đây rồi chẳng muốn đi
Thế nên Thánh nhân dừng bước
Ngàn năm ở lại Nga My

Nga My, chí người như núi
Nên gọi là Trại Nga My
Cùng dòng Hát giang dữ dội
Năm Mùi  đuổi giặc thù đi  (2 )

Nôn nao nhớ mùa quả đỏ
Rừng vải năm xưa đâu rồi ?
Bãi mía múa gươm đón gió
Vẫn còn  ngọt mãi trong tôi

Núi cao tận đâu xa thẳm
Không gặp mà vẫn ngẩn ngơ
Dòng sông dập dềnh sóng vỗ
Chỉ còn  như thực, như mơ

Nhớ câu : “Nga Sơn, Hát Thủy”
Ngàn năm chuyện cũ còn đây
Bể dâu dẫu nhiều thay đổi
Trời xanh vẫn mây trắng bay

Cố hương đường về nhiều chặng
Ba La – Thạch Bích – Bình Đà
Con đường rẽ từ Cầu Nẩy
Là đường về đến làng ta

Ngào ngạt hương thơm khói tỏa
Bốn phương lối cũ tìm về
Mái đình, chùa Trên , chùa Dưới,
Dòng sông, bãi vải - hồn quê

Chú thích:

      (1)Núi Nga My được xưng tụng là “Nga My Sơn thiên hạ tú” (núi Nga My đẹp nhất thiên hạ)
       (2) Theo Thần tích, đó là năm Đinh Mùi, tức năm (-14)


                                            Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2009
                                                ( Chỉnh lý lại ngày 10/02/2010)
                                                     TS. Nguyễn Đình Đức




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét