Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Điều chưa từng thấy trong giáo dục


Hôm nay thấy bài này ("Điều chưa từng thấy trong giáo dục" đăng trên SGTT) bạn bè chuyền nhau đọc. Tôi thường hay đọc và quí ý kiến của anh Hãn. Những bất cập về sách giáo khoa anh ấy nêu lên đều đúng hết. Vậy mà chẳng hiểu sao người ta chẳng nghe anh ấy để mà thay đổi. Đọc bài này, tôi chú ý đoạn:

“Năm nay, đạo hàm được chuyển từ lớp 12 xuống lớp 11, còn hai hàm số mũ, hàm số loga lại chuyển lên lớp 12, sau lại học đạo hàm, vừa rối vừa không liên tục.”
Đúng là có vấn đề. Tôi xem lại sách giáo khoa ngoài này thì thấy năm lớp 11 học sinh phải học đạo hàm và tích phân về các hàm số mũ và logarithm. Năm lớp 12 thì tiếp tục học đạo hàm và tích phân về các hàm số lượng giác. Mà, họ viết sách rất dễ hiểu, ngay cả ai ngán hai môn này cũng đều có thể hiểu và làm được.

Anh Hãn còn cho biết:

“Ít ai rõ, đã vay tiền nước ngoài là họ có dịp vào chỉ đạo, xin dẫn một công văn số 10329/VP do thứ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ký ngày 10.11.2000, triệu tập các tác giả biên soạn sách giáo khoa và sách giáo viên đến để người nước ngoài tập huấn. Một chỉnh thể khoa học, lại sử dụng cách tiếp cận tiểu nông (cắt khúc cuốn chiếu) cùng với đồng tiền vay và chỉ đạo từ bên ngoài, thì những sai sót mà nhà xuất bản Giáo Dục phải chỉnh sửa triền miên là khó có thể tránh khỏi.”
Soạn sách giáo khoa cho học sinh trung học mà còn bị người nước ngoài chỉ đạo và cầm tay chỉ cách làm thì quả là ... nhục! Tình hình này chả trách học sinh ta càng ngày càng …

NVT

===

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét